Được biết, giai đoạn cây mang trái là giai đoạn quan trọng và cây cần nhiều dinh dưỡng để có thể tích trữ nuôi trái, lá, thân,.., cũng vì lí do đó mà một số nhà vườn cung cấp cho cây một lượng dinh dưỡng quá dư thừa làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cây. Rễ sầu riêng bị tổn thương do bón quá nhiều kali trong giai đoạn mang trái là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cây và năng suất trái mùa sau. Hôm nay, mời quý nhà vườn chùng Thiên Nông 689 tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Khi lượng kali bón vượt ngưỡng cần thiết, đất bị dư thừa ion K⁺ sẽ dẫn đến việc cây bị mất cân đối dinh dưỡng.
Dư kali làm cây khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi (Ca), magie (Mg), cũng như các dòng trung vi lượng.
Tăng áp suất thẩm thấu trong đất:
Kali, đặc biệt từ phân kali clorua (KCl), có thể làm tăng độ mặn đất. Điều này gây “cháy rễ”, làm tổn thương mô rễ, dẫn đến giảm hiệu quả hấp thu nước và dinh dưỡng.
Đất thoát nước kém hoặc pH bất lợi:
Trong điều kiện đất chua hoặc kém thoát nước, tác động tiêu cực của kali sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến suy thoái rễ.
Hậu quả:
Hệ rễ bị suy yếu:
Rễ bị tổn thương làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến cây còi cọc, lá vàng, và trái rụng sớm.
Suy giảm chất lượng trái:
Trái dễ bị nứt, kích thước nhỏ, thịt quả sượng, nhạt hoặc mất mùi thơm đặc trưng.
Tăng nguy cơ nhiễm bệnh:
Rễ bị tổn thương tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, gây ra bệnh thối rễ hoặc xì mủ thân.
Biện pháp khắc phục:
Điều chỉnh liều lượng kali hợp lý
Bón phân theo nhu cầu của cây, đặc biệt giai đoạn mang trái.
Nhà vườn có thể tham khảo ý kiến của các kỹ thuật hoặc chuyên gia nông nghiệp đồng thời kết hợp phân tích mẫu đất để xem đất và cây cần gì mà cung cấp cho hợp lí.
Sử dụng loại phân bón phù hợp
Ưu tiên dùng kali sulfat (K₂SO₄) thay vì kali clorua (KCl) để tránh gây mặn đất.
Cải tạo đất và hỗ trợ rễ giai đoạn sau khi thu hoạch
– Xới nhẹ lớp đất bằng chỉa 3 để giúp đất thoát khí tốt, không quá dẽ để tăng cường hấp thu dinh dưỡng
– Bổ sung chất hữu cơ (phân chuồng hoai mục, mùn cưa, hoặc chế phẩm sinh học) như Phục Hồi Thần Tốc + Cải tạo Đất và Dưỡng Chất A+ Phục Hồi Thần Tốc , tưới xen kẽ , mỗi cử cách nhau 10-15 ngày nhằm để cải thiện cấu trúc đất, kháng nấm bệnh, tái tạo lại bộ rễ và hệ vinh sinh vật trong lòng đất cũng như bổ sung dưỡng chất cho cây giúp mập thân, mập cành, vọt đọt,…
– Đồng thời cung cấp thêm các dòng trung vi lượng qua lá như Ca, Mg, Bo, Zn kết hợp với thuốc sâu rầy sinh học để giúp tăng cường sức đề kháng và dinh dưỡng để bộ la được bảo về tòa diện mạnh khỏe.
Kiểm tra và điều chỉnh pH đất (tối ưu 5.5-6.5) để cây được phát triển tốt nhất
Tăng cường tưới tiêu và thoát nước
Duy trì độ ẩm đất hợp lý, tránh ngập úng hoặc khô hạn kéo dài.
Phòng ngừa dài hạn
Lập kế hoạch bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng đất, rễ, và sức khỏe cây.
Áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh.
Thực tế mỗi vườn đều áp dụng bước sử lý và quy trình chăm sóc khác nhau, để rõ hơn, nhà vườn nên liên hệ về số điện thoại 0785.888.689 để đội ngũ kỹ thuật Thiên Nông 689 hỗ trợ nhé.
Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây trồng được mạnh khỏe.
THIÊN NÔNG 689 HỖ TRỢ KỸ THUẬT MIỄN PHÍ TRÊN TOÀN QUỐC
MỌI THẮC MẮC BÀ CON LIÊN HỆ
☎️ 0785.888.689
🅾️ YouTUBE: THIÊN NÔNG 689 http://www.youtube.com/@thiennong689-tuvankythuatc8
📮 kythuatthiennong689@gmail.com
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!