CategoriesBản tin kỹ thuật

BỆNH CHÁY LÁ SẦU RIÊNG DO NẤM RHIZOCTONIA SOLANI GÂY RA

Người trồng sầu riêng nào cũng biết rõ rằng bộ lá cây sầu riêng quan trọng như thế nào đối với cây, giữ được lá là cây khỏe mạnh, có đề kháng tốt và đủ lực làm trái. Thể nhưng bộ lá luôn là đối tượng dễ thu hút sâu bệnh tấn công, trong số đó có cháy lá, chết ngọn gây hại rất nhiều trên đối tượng sầu riêng.

1. Biển hiện của cháy lá sầu riêng

Nấm Rhizoctonia sp. là tác nhân gây bệnh cháy lá chết ngọn ở sầu riêng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây hại đối với cả sầu riêng con và sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh. Đặc biệt ở những vườn ươm, vườn sầu riêng mới xuống giống, nó có thể gây thiệt hại đến 50% vườn.

Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng phát sinh trên cả lá già, lá non và đọt non. Vết bệnh ban đầu sẽ như vết bỏng nước trên phiến lá, sau đó lan rộng dần và chuyển màu nâu, rồi cháy khô. Vết bệnh cũng có thể xuất phát từ chóp lá và rìa lá (mép lá). Các sợi nấm có màu vàng nhạt xuất hiện trên mô bệnh và dễ lan dần ra các lá lân cận.

Trong điều kiện độ ẩm cao như vào mùa mưa hay vườn có cỏ rậm rạp, nấm lây lan rất nhanh. Nấm tồn tại trên lá bị nhiễm bệnh và có thể lưu tồn trong đất. Cây nhiễm bệnh làm lá non bị khô và rụng trụi đọt (gọi là hiện tượng chổi chà), chết ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Bệnh nặng làm khô trắng tất cả lá trên cây làm mất khả năng quang hợp, yếu sức và suy cây rất khó hồi phục. Đặc biệt bệnh thường phát sinh và phát triển mạnh ở những vườn ít chăm sóc, mật độ trồng dày, bón phân mất cân đối, thừa đạm và bón thiếu phân trung vi lượng, những vườn không cắt tỉa cành bệnh, các cành không hiệu quả, để tán cây quá rậm rạp, bị thiếu ánh nắng, vườn không thông thoáng,… cũng thường bị bệnh nhiều hơn.

Bỏng lá do Nấm

2. Biện pháp phòng trừ

Cần phối hợp tất cả các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong vườn từ biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học cho tới biện pháp hóa học.

  • Chọn đất có tầng canh tác sâu, không quá nhiều sét, khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng, và đảm bảo nguồn nước tưới đủ cho cây trong mùa nắng.
  • Cần canh chỉnh pH đất thích hợp từ 5.5-6.5, định kỳ bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại ở trong đất.
  • Lựa chọn nơi cung cấp cây giống uy tín và chất lượng; chọn cây giống khỏe, không nhiễm mầm bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
  • Cần trồng trên mô, liếp cao:
    – Vùng đất thấp: đào mương, rãnh lên liếp để tăng độ dày tầng canh tác, tạo nơi chứa nước vào mùa nắng và thoát nước tốt vào mùa mưa.
    – Vùng đất cao: lên mô thấp, đường kính mô từ 70-80 cm, cao 30-40 cm.
  • Không trồng quá dày, cần cắt tỉa cành vô hiệu, các cành của cây con gần mặt đất vào đầu mùa mưa để cây có đủ ánh sáng và tăng độ thông thoáng.
  • Có kế hoạch vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư bệnh hại, quản lý cỏ quanh vườn và đem tiêu hủy.
  • Cần bón phân cân đối và hợp lý giữa đạm, lân và kali, đặc biệt không bón quá nhiều phân đạm.
  • Kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai, Bón thêm nấm đối kháng Trichoderma cho cây sầu riêng vào mùa mưa.

*Lưu ý một điều là không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân.

Bộ lá rất quan trọng đối với quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây vì thế cần chăm sóc và bảo vệ ngay từ đầu, vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về cháy lá và chết ngọn trên cây sầu riêng, tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý bà con. 

Theo Tin Cậy Group

THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
🅾️ YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
📞 7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *