Một trong những điều mà người nông dân quan tâm nhất đó chính là độ màu mỡ của đất. Một mảnh đất hay khu vườn màu mỡ, quyết định rất nhiều vào thành công của mùa vụ. Sau mỗi lần canh tác hoặc do tác động của môi trường đất rất dễ bị thoái hoá bạc màu.
1. Đất bạc màu thoái hoá dưới tác động của tự nhiên
- Quá trình này diễn ra dưới tác động của tự nhiên theo thời gian. Bao gồm có: nhiệt độ, gió, mưa, sự phân huỷ hoá học trong đất. Ví dụ khi nhiệt độ cao, khô hạn kéo dài có thể làm mất nước, gây ra hiện tượng khô hạn kéo dài, làm cho đất bạc màu, chai cứng, mất đi lượng lớn dinh dưỡng. Gió mạnh gây ra mài mòn bề mặt, mất đi tầng đất mặt màu mỡ. Đặc biệt là mưa lớn kéo dài gây xói mòn, nước mưa tạo dòng chảy mạnh, làm mất đi mảng đất gây ra hiện tượng di chuyển dinh dưỡng và bồi tụ vùng hạ lưu.
2. Quá trình sử dụng không bền vững
- Canh tác quá mức: Đất là tài nguyên có thể tái tạo, tuy nhiên việc canh tác quá mức vượt qua ngưỡng tự tái tạo của đất khiến đất ngày càng chai lì, dẫn đến năng suất kém. Khi đất bị canh tác quá mức, cấu trúc đất bị phá vỡ và bộc lộ những khuyết điểm của đất.
- Lạm dụng các hoá chất nông nghiệp: Sử dụng quá mức hoặc không đúng cách các loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đều gây tác động tiêu cực đến đất trồng. Đa phần phân hoá học khi bón vào đất đều gây giảm pH đất (pH <5). Khi bón lượng lớn phân khoáng trên cùng một điểm trong thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng Al3+ và H+ trong dung dịch đất, gây hại đến cây trồng. Ngoài ra trong đất còn có các vi sinh vật (VSV) sống cộng sinh và được xem như một phần không thể thiếu. Khi sử dụng thuốc BVTV thời gian dài sẽ làm các VSV bị tiêu diệt, từ đó nấm bệnh phát triển mạnh gây bệnh cho cây trồng chính.
- Đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp: tuỳ mảnh đất chỉ thích hợp trồng những loại cây đặc thù. Ví dụ đất ruộng với thành phần đất xám và đất sét nhiều, có tầng phèn cao. chỉ thích hợp trồng lúa, cỏ năng; Cây dứa ưa đất xám và có pH thấp (4-5).
- Thiếu những biện pháp canh tác bền vững: Phải có biện pháp che phủ phù hợp ở những vùng đất dốc và mương thoát nước thích hợp ở những vùng hay ngập úng. Hạn chế xói mòn rửa trôi hay ngập úng do tác động của thời tiết.
3. Bón vôi bừa bãi
- Về mặt dinh dưỡng vôi giúp cung cấp Canxi cho cây, cải tạo đất hiệu quả, nâng pH một cách nhanh chóng, cây được cung cấp thức ăn nhanh hơn. Nhưng chất hữu cơ trong đất do vậy cũng kiệt quệ nhanh chóng. Nếu không kịp thời bồi dưỡng chất hữu cơ tính chất vật lý lại xấu đi nhanh chóng. Điển hình như câu nói: “Vôi làm giàu đời cha, nghèo đời con” hoặc “Vôi không phân làm bần nhà nông”. Vì vậy bón vôi cho đất cần phải chọn lựa kỹ,
- Cần phân biệt giữa bón vôi cải tạo và bón vôi duy trì. Bón vôi cải tạo là nâng pH đến mức cần thiết. Ngay trường hợp như vậy cũng không nên bón quá tay. Phải căn cứ vào đặc tính của đất (tính đệm) và nhu cầu của cây. Bón vôi thiếu dễ cải tạo hơn bón thừa vôi.
- Bón vôi duy trì và nhằm trả lại vôi bị mất do rửa trôi, do cây hút… nhằm duy trì pH ở chỉ số mong muốn.
Việc duy trì mảnh vườn màu mỡ đồng thời bổ sung các biện pháp canh tác bền vững góp phần rất nhiều vào năng suất mùa vụ về lâu dài. Hi vọng qua bài viết trên bà con đã có thêm nhiều thông tin về nông nghiệp bổ ích. Chúc bà con thành công!
Tác giả: Duy Tân
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠNA