Categoriesbản tin nông nghiệp

NẤM THỐI TRÁI TRÊN TRÁI SẦU RIÊNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bệnh thối trái sầu riêng và thuốc trị bệnh thối trái sầu riêng
Trong lúc cây đang bước vào giai đoạn làm trái thì bệnh thối trái là một trong các loại bệnh đáng quan tâm nhất cho bà con lúc này. Khi bệnh thối trái xuất hiện trên sầu riêng trái sẽ bị thối nhũn, hư hỏng làm ảnh hưởng đến năng suất của cả mùa vụ. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời bà con cùng Thiên Nông 689 tìm hiểu nhé.
MỚI] Bệnh thối trái sầu riêng: Nguyên nhân và cách phòng trừ hiệu quả - Phân Thuốc Vi Sinh AT
– Đầu tiên phải nói đến là nguyên nhân gây bệnh.
+ Bệnh thối trái do nấm Phytophthora palmivora gây ra chúng phát triển trên nhiều bộ phận của cây, bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều hoặc khi có sương mù, do điều kiện thoát nước ở vườn kém khiến nước tồn đọng trong vườn.
+ Từ các vết bệnh ban đầu các sợi nấm sẽ sản sinh ra nhiều các bào tử và trong điều kiện có gió chúng sẽ lây lan rất nhanh chống. Nấm trú ngụ chủ yếu trong đất, trong nước và các bộ phận bị bệnh của cây.
+ Các vườn cây ẩm thấp, không thông thoáng, không cắt tỉa thường xuyên cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và lây lan trên diện rộng.
+ Hoặc nấm sẽ tấn công vào các vết đục của sâu đục trái để lại trước đó và phát triển mạnh mẽ hơn.
– Biểu hiện của bệnh thối trái 
+ Đầu tiên nấm sẽ xuất hiện ở phần đít trái, khi mới hình thành những vết đốm màu nâu đen sau đó những bệnh sẽ lan rộng ra sẽ có màu xám đen. Bệnh phát triển thành từng lõm và từ từ sẽ ăn sâu vào thịt trái, làm cho thịt trái bị nhũn có mùi hôi, chua.
+ Khi trời ẩm thấp trên vết bệnh sẽ hình thành tơ nấm trắng, bệnh làm cho trái nhỏ kém phát triển khiến trái bị chín sớm (chín háp), bệnh nặng sẽ làm thối cả trái và lây lan rất nhanh cho những trái khác. Bệnh có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn của trái.
+ Bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, vàng lá và khiến lá rụng dần
+Bệnh tấn công vào thân cây, khi cây sầu riêng bị nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu hơi ướt. Sau đó vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.
Các biện pháp khắc phục 
+ Đối với những vườn mới trồng nên trồng mật độ thấp, khoảng cách của cây từ 8m – 10m, tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng cho cây phát triển tốt. Thường xuyên vệ sinh vườn cắt tỉa vườn thông thoáng.
+ Đảm bảo thoát nước tốt cho mùa mưa để tránh bị đọng nước, bón cân đối dinh dưỡng cho cây, sử dụng phân chuồng cho cây khi đã được xử lí bằng các chủng nấm có lợi như Trichoderma (gói Cải Tạo Đất), để cung cấp chất mùn cho đất, bổ sung thêm các chủng sinh vật có lợi cho đất, giúp cải tạo đất và tiêu diệt các loại nấm hại.
+ Thường xuyên thăm vườn để khi phát hiện bệnh bà con có thể xử lý kịp thời để tránh bệnh lây lan nhanh hơn.
Để xử lý được bệnh Thiên Nông 689 đã có giải pháp cho bà con. Bà con sử dụng thuốc Trị Bệnh + Sạch Bệnh + Tăng Lực để phun.

 

THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *