Rệp Sáp là một nhóm côn trùng gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho rất nhiều cây trồng như mía, chè, cà phê, rau, cây trồng nhà kính và hầu hết các loại cây ăn quả Tại Việt Nam. Đặc biệt có nhóm thành phần rệp sáp gây hại trên các cây có múi có thể kể đến như sầu riêng
Biểu Hiện
Nếu ở mức độ nhẹ (giai đoạn đầu khi rệp mới ký sinh), lá vẫn giữ màu xanh, đây là giai đoạn rất khó phát hiện được sự gây hại của rệp sáp. Ở giai đoạn này để phát hiện được sự hiện diện của rệp sáp thường phải kết hợp một số biểu hiện khác như: xung quanh gốc cây thường có sự hiện diện của kiến hôi, các loại nấm từ màu xám đến màu đen mọc xung quanh phần mặt đất phía trên phần rễ bị rệp gây hại và lá chuyển sang màu vàng ở một vài nhánh trên cây, phía rễ bị nhiễm rệp sáp. Nếu bị nhiễm rệp nặng, lá sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang vàng đậm trên toàn cây và lá nhỏ hơn bình thường, giống như triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng, và lá bị héo khi trời nắng. Cây ra đọt rất ít, một năm ra từ một đến hai coi đọt, trong khi những cây bình thường không bị nhiễm rệp sáp thì cây ra đọt 3- 4 lần trong năm. Phần lớn nông dân nhầm lẫn giữa triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá do rệp sáp rễ. Nhất là khi trong vườn của họ bị các loại dịch hại này cùng một lúc. Phần đông nông dân chỉ phát hiện được sự gây hại của rệp sáp khi cây trồng trong vườn không còn phát triển hoặc chết hoàn toàn
Khi bị nhiễm nặng rệp sáp rễ, cây không ra hoa hoặc ra hoa rất ít.Trái không phát triển, thông thường trái bị héo vàng và rụng lúc còn nhỏ. Thân, cành còi cọc, chậm phát triển, cây mau cằn cỗi, chết héo như thiếu nước, mặc dù cây vẫn được chăm sóc tốt, bón phân và tưới nước đầy đủ
Nguyên Nhân
Mật độ trồng không chỉ ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự lây lan và gây hại của rệp sáp. Bên cạnh đó, nếu mật độ trồng quá dày thì hệ thống rễ sẽ nhanh chóng phát triển rộng khắp mặt liếp, cây sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, thiếu nước vào mùa nắng nóng như hiện tại ở các tỉnh miền tây
Bệnh rệp sáp thường dễ xuất hiện khi môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rệp
Sự thiếu cân bằng trong hệ sinh thái cũng góp phần làm cho cây sầu riêng dễ bị tấn công bởi rệp sáp. Sự suy giảm của các kẻ thù tự nhiên như côn trùng ăn cỏ dại và đặc biệt là sâu đục trái, làm cho rệp sáp có cơ hội lớn để phát triển và lan rộng trên cây
Nguyên nhân chính của bệnh này được anh em kỹ thuật nhà Thiên Nông 689 với bề dày kinh nghiệm hỗ trợ bà con, phân tích từ đó đưa ra những biện pháp phòng chống và khắc phục hiệu quả
Biện Pháp
Thiên Nông 689 khuyến nghị bà con những biện pháp tiêu trừ triệt để nhện sáp như sau
Lựa chọn thuốc phù hợp: Hãy tìm hiểu và chọn lựa các loại thuốc thành phần chống lại rệp sáp . Cân nhắc các sản phẩm hữu cơ hoặc sinh học để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường
Thiên Nông 689 cung cấp các dòng sản phẩm bà con có thể kết hợp để mang lại hiệu quả đặc trị tốt nhất
1 chai Sâu E + 2 bịch Rầy Số 1+ 2 chai Tăng lực pha với 400 lít nước
Đây có thể được xem là sự kết hợp hoàn hảo mà Thiên Nông được nhà vườn tin dùng trong nhiều năm nay
Việc xác định thời điểm phun thuốc quan trọng để đảm bảo tác động tốt nhất. Thường thì lúc rệp sáp còn ở giai đoạn non, chưa phát triển hoàn thiện, là thời điểm thích hợp để ứng dụng thuốc.
Phân bổ thuốc đều đặn: Khi phun thuốc, hãy đảm bảo việc phân bổ đều đặn trên toàn bộ cây sầu riêng đặc biệt là phần lá non và các mảng bám dính. Điều này giúp đảm bảo thuốc được tiếp xúc với rệp sáp một cách tốt nhất
Đảm bảo an toàn: Khi sử dụng thuốc trị bệnh rệp sáp, hãy tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.
Kết hợp với biện pháp tự nhiên: Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh, hãy kết hợp với các biện pháp tự nhiên như sử dụng loài côn trùng hữu ích để kiểm soát sự phát triển của rệp sáp
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN