CategoriesBản tin kỹ thuật

6 NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TRỪ SÂU

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

CTY CP XNK Thiên Nông 689 Xin kính chào quý bà con

 

Thuốc trừ sâu bị giảm tính hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại sao khi phun xịt, sử dụng thuốc trừ sâu mà bệnh trên cây không mấy thuyên giảm? Tại sao không triệt sạch Sâu hại sau khi phun?… Thiên Nông 689 xin chia sẻ với quý ông bà, cô chú, anh chị các nguyên nhân thường gặp làm giảm đi hiệu quả, công dụng của thuốc trừ sâu qua bài viết sau.

    1. Xác định sai đối tượng gây hại, thời điểm sử dụng thuốc không phù hợp

        * a. Xác định sai đối tượng.

           – Phải nắm rõ được cụ thể đặc điểm của đối tượng dịch hại hoặc chứng bệnh mà mình cần xử lý, trừ khử. Điều đầu tiên quý nhà vườn phải xác định rõ, hiểu biết được các biểu hiện bất thường đang xảy ra trong khu vườn của mình, quy luật xuất hiện, vòng đời của đối tượng gây hại. Sau đó xác định được thời gian, mật độ gây hại, để quyết định liều lượng thuốc phun phòng ngừa mang lại hiệu quả cao nhất.

          – Ví dụ như đối với Rầy xanh ở cây sầu riêng Rầy xanh ngoài chích hút đọt ở cả giai đoạn con non đến Rầy trưởng thành (Rầy xanh). Gây hại cho lá nhỏ, tong teo, xoắn lá, lá méo mó, cong queo nặng có thể gây hiện tượng rụng lá hàng loạt, làm cành trơ trụi không có lá quang hợp, khô cành và hiện tượng chổi chà trên cây sầu riêng.
Rầy xanh chích hút gây ra vết thương cơ giới, rầy xanh là trung gian tạo điều kiện cho bệnh virus xâm nhập và gây hại cho cây trồng,…..

          – Và như loại rầy nhảy : Rầy nhảy ( rầy phấn trắng trên cây sầu riêng ). Hút nhựa của đọt non, lá non, làm hoa, quả nhưng giai đoạn phát triển gây hại mạnh nhất là giai đoạn lá non. Lá bị chích hút hết các chất dinh dưỡng có những chấm vàng như kim tiêm, lá bị thương nặng khô, quăn queo, phát triển không đồng đều, chậm phát triển, cong lại, vàng rồi rụng hàng loạt vì vậy phải kết hợp phun thuốc dưỡng và phòng ngừa trước khi rầy có cơ hội tấn công. Dùng những loại thuốc đặc trị làm tê liệt thần kinh để tiêu diệt chúng,….

        * b. Sử dụng thuốc sai thời điểm:

          – Việc xác định sai đối tượng gây hệ lụy lớn đối với việc dùng thuốc, không xác định chính xác đối tượng gây hại khi chọn dòng sản phẩm để tiêu diệt cũng bị sai lệch theo. Phun xịt khi mưa vừa tạnh, xịt xong trời mưa, xịt khi có gió to, xịt ngược chiều gió,….đợi dịch hại bùng phát mạnh mới phun xịt, phun xịt khi dịch hại phát triển tính kháng thuốc, sẽ làm giảm hiệu quả, công dụng của thuốc, sai thời điểm.

    * Quý nhà vườn xin lưu ý đối tượng dịch hại có một số loài có tính kháng thuốc cao như : nhện đỏ, bọ có cánh, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu khoang,… Nên khi vườn chúng ta có côn trùng gây hại nên xác định chính xác chủng loài để tìm các sản phẩm đặc trị phù hợp.

    2. Khả năng kháng của sâu bệnh ngày càng tăng

        + Sức đề kháng của sâu bệnh là một vấn đề thực sự cản trở toàn bộ chức năng của thuốc trừ sâu. Nguyên nhân là do sự gia tăng lượng thuốc trừ sâu, sử dụng 1 loại dùng lặp đi lặp lại nhiều lần. Làm tăng khả năng kháng sâu bệnh ngày càng mạnh, đặc biệt đối với các loại cây trồng chính như rau và trái cây. Khi việc sử dụng thuốc trở nên thường xuyên hơn, sức đề kháng của sâu bệnh được tăng lên nhiều lần.

        + Cơ chế tính kháng thuốc của sâu hại:

          * Kháng theo cơ chế chuyển hóa: Côn trùng kháng thuốc có thể tự giải độc hoặc kháng thể tiêu diệt các độc tố nhanh hơn. Chịu được các mức nồng độ thuốc trừ sâu cao hơn, kháng enzyme phá vỡ các hợp chất thuốc trừ sâu để thuốc không còn độc hại.

          * Kháng theo cơ chế thay đổi vị trí đích : vị trí mà các độc tố xâm nhập tiêu diệt côn trùng sẽ biến đổi tiến hóa hơn để giảm tác dụng độc hại của thuốc trừ sâu.

          * Kháng theo cơ chế hành vi: côn trùng có thể tránh được các độc tố nhờ sự thay đổi từ những hoạt động bình thường như : dừng ăn, di chuyển xuống mặt dưới lá khi phun xịt.

          * Kháng theo cơ chế xâm nhập : khi côn trùng kháng thuốc có thể hấp thụ các chất độc chậm hơn so với côn trùng không kháng thuốc . Kháng theo cơ chế xâm nhập xảy ra khi lớp biểu bì bên ngoài của côn trùng phát triển thành rào cản, làm chậm sự hấp thụ của các chất độc trong thuốc trừ sâu và trong cơ thể.

        + Khả năng này có thể di tuyền cho vòng đời sau kể cả khi các thể sau vừa ra đời. Vì vậy quý bà con khi sử dụng các chế phẩm trừ sâu nên luân phiên thây thế hoạt chất thuốc  để phòng ngừa tính kháng thuốc của sâu bệnh.

        + Ví dụ như Sâu xanh, có thể kháng lại nhiều loại thuốc khác nhau.

    3. Tác động của điều kiện thời tiết

        + Tác động phòng ngừa của thuốc trừ sâu có liên quan mật thiết đến các điều kiện thời tiết khác nhau như: mưa, sương mù, nước tưới, độ ẩm cao, ánh sáng, gió,… có tác động lớn đến sự xuất hiện của sâu bệnh. Mô hình hoạt động và hiệu ứng kiểm soát. Tác động của thời tiết có thể làm loãng nồng độ, giảm hiệu quả của thuốc, trôi thuốc, thuốc bốc hơi nhanh, bay thuốc đi nơi khác khi gió to, …Vì vậy vấn đề thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình, hiệu quả, công dụng của thuốc phun xịt xin bà con hết sức chú ý. Thời tiết thích hợp khi thời tiết khô ráo, không mưa, nhiệt độ ôn hòa không quá gió, không quá nóng cũng không được quá ẩm.

        + Ví dụ: ở ngưỡng nhiệt độ môi trường từ 20-30 độ C là điều kiện tốt nhất để thuốc tiếp xúc và phát huy hết tác dụng của mình. Còn nhiệt độ dưới 8 độ C, thuốc diệt cỏ không dễ phát huy tác dụng của nó. Dưới nhiệt độ cao 35 độ C và chiếu sáng mạnh, thuốc trừ sâu hóa học rất dễ bay hơi. Khi gió mạnh, chất lỏng dễ trôi, và không khí thổi cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng.

    4. Hiện trạng giảm các thiên địch

        + Do số lượng lớn thuốc trừ sâu có độc tính cao, khó phân hủy, tồn dư cao đã được sử dụng trong những năm qua. Thiên địch : bọ rùa, ruồi ăn sâu, bọ xit bắt mồi, kiến vàng, nhện lưới,… kẻ thù tự nhiên của sâu bệnh cũng đã bị tiêu diệt trong quá trình phun xịt khi xử lý sâu bệnh gây hại . Do đó, sự cân bằng sinh thái cũng bị phá hủy theo. Vì vậy, các loài gây hại càng khó xử lý hơn, cuối cùng hình thành một vòng lẩn quẩn.

-> Bởi theo quy luật tạo hóa trong tự nhiên CTY CP XNK THIÊN NÔNG 689 khuyến khích quý bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc nhanh phân hủy trong quá trình canh tác để tiêu diệt sâu hại, bảo vệ thiên địch, an toàn cho môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

     5. Chưa trang bị đầy đủ kiến thức về các thông tin về sản phẩm sử dụng.

        Trước khi sử dụng chưa tìm hiểu hết thông tin như: nguồn gốc, xuất sứ, hạn sử dụng, thành phần, nồng độ sử dụng, cách pha, đối tượng dịch hại phù hợp với cơ chế của thành phần hoạt chất như: lưu dẫn, thấm sâu, nội hấp, ngoại hấp, vị độc, ức chế… ( chuyên sâu )…

    6. Những hạn chế của thuốc trừ sâu.

        + Phổ tác dụng của một số loại thuốc trừ sâu đang còn hạn chế. Một số loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng kiểm soát tốt đối với một số loại sâu bệnh nhất định. Nhưng chúng không có tác dụng đối với các loại sâu bệnh khác. Sẽ gây hạn chế trong việc sử dụng. Vì vậy khyến khích quý bà con có thể thì nên phối hợp, liên kết các sản phẩm phòng ngừa, tiêu diệt các nấm bệnh, côn trùng gây hại khác nhau lại với nhau khi vườn bị tấn công bởi nhiều chủng loại bệnh, côn trùng gây hại để đạt hiệu quả cao nhất để hạn chế phát sinh thêm chi phí ( phối theo cách khoa học có liều lượng nhất định, lưu ý không lạm dụng thuốc ) .

    7. Biện pháp khắc phục :

        + Sử dụng các biện pháp canh tác hợp lý:

          Thăm vườn thường xuyên, quan sát theo dõi trình hình dịch hại, phát hiện dịch hại sớm và có biện phát xử lý kịp thời, không chủ quan khi thấy dịch hại trong vườn thấp, đến khi dịch hại bung phát mạnh không còn khả năng kiểm soát mới tiến hành xử lý đã quá muộn.

          Đa dạng hóa giống cây trồng và áp dụng các biện pháp thâm canh để tăng khả năng kháng tự nhiên, bảo vệ nguồn thiên địch để đối phó với dịch hại.

        + Sử dụng thuốc xử lý nấm bệnh, dịch hại hợp lý:

          * Lựa chọn đúng thuốc, xử lý đúng thời điểm, đúng đối tượng cần xử lý khi sâu bệnh chưa phát triển tiến hóa đến giai đoạn kháng thuốc .

        + Phun xịt có chọn lọc về thời tiết để việc xử lý dịch hại đạt hiệu quả cao

          * Sử dụng thuốc trừ sâu đạt hiệu quả cao quý bà con nên phun xịt khi trời nắng vừa, khô ráo, không mưa, không ước, không gió to,… Sử dụng theo nguyên tắc 4 Đúng, Đúng thuốc, Đúng liều , Đúc lúc, Đúng cách.

        + Bảo vệ thiên địch.

          * Dùng các biện pháp thu hút thiên địch, trồng xen canh cây ổi, xoài, họ đậu làm nơi trú ngụ cho thiên địch, treo thức ăn của kiến vàng lên cây thu hút kiến, giữ cỏ.

        + Tìm hiểu kỹ thông tin về đối tượng gây hại và các sảm phẩm xử lý.

        + Luân phiên hoạt chất phòng dịch hại kháng thuốc.

  Thiên Nông 689 xin giới thiệu đến quý bà con một số sản phẩm đặc trị sâu, rầy, nhện đã kháng thuốc mời quý bà con tham khảo.

Sản phẩm Nhện (Samspider 500wp)

Với hoạt chất Diafenthiuron đặc trị nhện kháng thuốc diệt côn trùng hiệu quả dưới ánh sáng cực tím và có hoạt tính mạnh mẽ chống lại các loài gây hại đã phát triển tính kháng sâu bệnh.

Sản phẩm Rầy Bọ Trĩ ( Yaboko 250sc )

Hoạt chất Lambda-cyhalothrin có tác động lên côn trùng thông qua tiếp xúc và ăn uống, gây ức chế và tắc nghẽn đường truyền tải thông tin đến hệ thần kinh trung ương của côn trùng khiến côn trùng bị tê liệt

Hoạt chất  Thiamethoxam là một loại thuốc diệt côn trùng thuộc nhóm neonicotinoid. Nó có phổ hoạt động rộng đối với nhiều loại côn trùng và có thể được sử dụng làm lớp phủ hạt giống. Thiamethoxam tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của côn trùng và giết chúng

  Tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc BVTV: đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng, và đúng cách

    8. Luân phiên thay thế các loại thuốc:

        + Tránh sử dụng thuốc cùng loại liên tục để ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh kháng thuốc.

Thiên Nông 689 hi vọng qua bản tin trên có thể mang lại thông tin bổ ít cho quý bà con trong quá trình canh tác Thiên Nông 689 luôn trân trọng cảm ơn và các góp ý bổ sung từ quý ông bà , cô chú và các anh chị em. Xin chào, xin hẹn gặp lại.

Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                        

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *