CategoriesBản tin kỹ thuật bản tin nông nghiệp

CÁCH XỬ LÝ KHI SẦU RIÊNG BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN HIỆU QUẢ

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

CTY CP XNK Thiên Nông 689 Xin kính chào quý bà con

 

    1. Khái niệm và nguyên nhân làm sầu riêng bị ngộ độc phân:

      Ngộ độc phân trên cây sầu riêng là hiện tượng cây sầu riêng bị ngộ độc trực tiếp, cấp tính xảy ra đối với cây sầu riêng, cây còi cọc, cành lá nhỏ, suy yếu, cây chậm phát triển hoặc không phát triển, nặng có thể dẫn dến chết cây,…
      Do bị cháy phần rễ, mất cân đối dinh dưỡng, thừa phân, tác động quá liều, sai cách sử dụng của các thuốc
hóa học, sử dụng phân bón không đúng cách, đất giảm PH nghiêm trọng, phân bón chứa hóa chất bị dư tồn khá nhiều sau đó gặp ẩm độ cao sinh ra nấm bệnh, vi khuẩn gây hại cho cây, cây tiếp nhận lượng phân quá sức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống rễ phát triển toàn diện của cây.
       Trong quá trình chăm sóc, khi bà con sử dụng các thuốc BVTT có nguồn gốc hoá học nhưng cây không phát triển bà con phải kiểm tra ngay lập tức, hạn chế bổ sung thêm dinh dưỡng, không bón phân hay phun xịt bất cứ hoặt chất gì cho cây . Tình trạng bị ngộ độc phân, cây còi cọc phần lớn là do bị thừa dinh dưỡng, quá trình chăm sóc không đúng cách.
    2. Biểu hiện của cây sầu riêng con khi bị ngộ độc:
       – **Lá cây:** Lá có thể bị vàng toàn bộ lá, cháy lá, lá bị xoăn, co lại, héo rũ, lá mất màu xanh, lá bị khô
nâu, lá xuất hiện những biểu hiện khác thường, rụng lá sớm, rụng hàng loạt làm cành và đọt trơ trụi. Lá thường có dấu hiệu nhạt màu hoặc bị cháy ở các đầu lá. Khi bóp lá thì lá sẽ có độ giòn và mỏng hơn bình thường.
       – **Cành cây:** Cành không còn lá để quan hợp có thể trở nên khô, héo, dễ gãy hoặc không phát triển
như bình thường, tuỳ vào mức độ cây bị ngộ độc, độ tuổi của cây, độ lớn và rộng của tán cũng sẽ bị ảnh hưởng, trong quá trình cây bị ngộ độc phân, tàn, cành của cây bị bó lại, do phần rễ bị tổn thương nên không thể phát triển ra bên ngoài tán cây, làm cho sự phát triển của cành bị chậm hoặc không phát triển.
       – ** Đối với cây khoảng từ năm thứ 3 đến năm thứ 4 chuẩn bị vào thời điểm làm bông làm trái, độ khoẻ cũng như mức độ phát triển của cành, thân ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của cây, khi bị ngộ độc phân, rễ bệnh, bị thối không thể cung cấp, vận chuyển dinh dưỡng cho cây, dẫn đến cây không phát triển đủ lực để làm bông, nuôi trái.
        – **Cơi đọt :** Vào thời điểm cây đang phát triển, cơi đọt bị cụp bất thường, héo, úa, không phát triển.
Đọt và lá cây không phát triển được, không ra đọt, đứng đọt nguyên nhân là do bộ rễ bị tổn thương ( cháy đầu rễ ) không còn khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
       – **Bộ rễ:** Khi thấy trên bề mặt đất xung quanh phần gốc xuất hiện các mảng trắng như nấm mốc quý
bà con nên tiến hành ngay lập tức kiểm tra bộ rễ, rễ chuyển sang màu đen hoặc bị úng, có thể thấy rễ bị thối, có mùi hôi, hoặc màu sắc không bình thường (cháy đen), lớp vỏ rễ rất dễ tách rời với phần ruột. Đối với cây sầu riêng, rễ màng sẽ bị cháy, thối đen, dễ đứt thành các đoạn nhỏ, tính từ tán ra bên ngoài khoảng 20 – 30cm thì vẫn sẽ tìm thấy rễ màng của sầu riêng. Nếu thấy sự bất thường trong quá trình phát triển bà con nên kiểm tra xem phần rễ của cây sau đó mới tiến hành xử lý giải độc cho cây.
       – **Tăng trưởng:** Cây ngừng phát triển, còi cọc so với những cây có cùng thời gian gieo trồng, từ hình dáng, độ rộng, độ cao, độ lớn của thân cây cũng phản ánh lên được tình trạng mà cây đang gặp phải, cây suy yếu, không lớn, cây trưởng thành tỉ lệ ra hoa , đậu trái rất kém..
    3. Tác hại của việc cây sầu riêng bị ngộ độc :
       – **Tăng nguy cơ bệnh:** Hệ thống rễ yếu khiến cây dễ bị các loại bệnh nấm và vi khuẩn xâm nhập.
       – **Tổn hại lâu dài:** Nếu không khắc phục kịp thời, cây không phát triển, tình trạng chết rễ có thể dẫn
đến chết cây hoàn toàn và giảm hiệu quả canh tác lâu dài.
       – **Giảm năng suất:** Cây bị tổn thương hệ rễ dẫn đến việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém, làm giảm năng suất bông hoặc không đậu trái.
    4. Biện pháp khắc phục cây sầu riêng bị ngộ độc.
       – Quý bà con nên ngưng ngay các việc bón phân, không thúc dinh dưỡng đến khi cây ra đọt non mới và lá chuyển sang lá lụa.
       – ** Đất trồng:**Thay vì tiến hành đi thêm dinh dưỡng tốn kém thêm chi phí nhưng không hiệu quả, quý bà con nên cào, bấu, xới nhẹ mặt đất phía rễ cây để tạo độ thông thoáng, cung cấp thêm oxy cho cây, giúp rễ cây dễ thở, để rễ hồi phục nhanh chóng. Việc này vừa không tốn kém chi phí nhưng hiệu quả cực kỳ cao.
       – **Rải vôi:** Ngừng ngay việc sử dụng các loại thuốc hóa học không phù hợp hoặc dùng quá liều. Tiến hành rải vôi để sát khuẩn phần đất dưới rễ cây, cân bằng được PH cũng như giải độc phân dư thừa dưới phần rễ.
        – **Tưới nước :** Khi phát hiện cây bị ngộ độc phân quý bà con nên ngưng ngay việc tưới nước tạo độ thông thoáng hạn chế nấm bệnh phát triển. Sau khi ngưng tưới nước 10 – 15 ngày. Điều chỉnh lượng nước tưới vừa đủ không qua dư cũng không được thiếu để tránh tình trạng ngập úng hoặc khô hạn. Đối với cây con hay cây lớn vị trí bét tưới rất quan trọng, cây sầu riêng mình nước, khi bà con liên tục tưới nước vào gốc cây dẫn đến tình trạng loãng nhựa, độ ẩm cao, tăng khả năng nấm bệnh tấn công.
       – ** Xử lý ** Khi cây bị ngộ độc, bị hỏng rễ, quý bà con nên sử dụng tưới các chế phẩm mang tính chất kích rễ, giúp kích thích cho cây ra rễ mới, không bón phân trong giai đoạn này. Quý bà con có thể tưới các dòng sản phẩm chứ hoạt chất Trichoderma, vi sinh vật phân giải, để cải tạo đất, cải thiện độ PH, cải thiện hệ vi sinh vật trong đất. Hoặc quý bà con có thể sử dụng 1 lít PHỤC HỒI THẦN TỐC + 1KG CẢI TẠO ĐẤT => pha được 1000 LÍT => tưới đều xung quanh tán cây ( không tưới trực tiếp sát vào gốc) cung cấp dinh dưỡng kích thích ra rễ, rễ to, khỏe và các trung vi lượng khác, an toàn cho cây, dễ hấp thụ, dễ tan trong đất, giải độc .
    5. Quản lý bệnh và côn trùng gây hại:
       Sau khi tiến hành phục hồi cây, cơi đọt phát triển bà con sử dụng các chế phẩm quản lý dịch hại sâu rầy và nấm bệnh để bảo vệ bộ lá và cơi đọt phát triển ổn định. Việc áp dụng các biện pháp trên một cách đầy đủ và kịp thời sẽ giúp cây sầu riêng phục hồi sức khỏe, cải thiện sự phát triển của hệ rễ và đảm bảo năng suất trong các mùa vụ tiếp theo
     Lưu ý:
       + Đối với môi trường đất ở các tỉnh miền Đông thường dồi dào về dinh dưỡng, nên việc bổ sung thêm dinh dưỡng là chưa cần thiết, chỉ nên bổ sung khi cần, tránh lạm dụng. Lượng dinh dưỡng có sẵn trong đất kết hợp với dinh dưỡng từ bên ngoài sẽ trở thành dư thừa, tồn đọng trong đất, khi gặp mưa lượng dinh dưỡng được giải phóng khiến cho cây bị thừa, có thể dẫn đến chết cây nếu tình trạng kéo dài
       + Đối với các tỉnh miền Tây, lượng dinh dưỡng trong đất thấp, thường xuyên bị tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn nên việc bổ sung dinh dưỡng sẽ có phần nhiều hơn so với các tỉnh miền Đông, bà con lưu ý tuỳ vào khu vực từng vùng mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau, tránh bị dư thừa, quá tải làm suy cây.

Kính chúc quý ông bà cô chú có một vụ mùa năng suất cao và bội thu .

 
Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                        

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *