CategoriesBản tin kỹ thuật bản tin nông nghiệp

Sượng Nước ở Sầu Riêng: Nguyên Nhân và 5 Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

CTY CP XNK Thiên Nông 689 Xin kính chào quý bà con

  Sượng nước ở sầu riêng là hiện tượng khá phổ biến hiện nay, nhất là vào giai đoạn mùa mưa, thịt trái sầu riêng không được độ chín đều, dẫn đến tình trạng sượng cứng, chỗ thì mềm nhão trên múi, không có vị ngọt và hương vị bị giảm sút không đạt chuẩn . Hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá trị thương mại của sầu riêng. Để hỗ trợ bà con canh tác cây sầu riêng tốt hơn, Thiên Nông 689 xin chia sẻ một số thông tin về việc trồng và chăm sóc trái sầu riêng hạn chế tình trạng sượng nước.
  1 **Nguyên nhân**:
    + Chủ yếu do biện pháp canh tác và điều kiện thời tiết: mưa nhiều, thừa nước, ẩm cao trong giai đoạn phát triển cơm sầu riêng.
    + Sự cạnh tranh dinh dưỡng: trong giai đoạn trái phát triển cơm mạnh mà cây đi đọt, cây ra thêm một đợt bông khi đang mang trái, lượng trái quá nhiều, quá dày đặt vượt quá sức của cây, trên cây có nhiều đợt trái hoặc trái lớn không đồng điều (trái quá to sau đó có thêm đợt trái nhỏ ) cây không có thời gian nghỉ ngơi ổn định lại dinh dưỡng, phục hồi lại sức khỏe của cây sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng dinh dưỡng phân bố trên cây và trái dẫn đến trái bị sượng.
    + Bón phân chưa hợp lý: bón và sử dụng phân chưa đúng cách, không dám bón nhiều phân vì sợ cây đi đọt, có bón phân nhưng bón mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng, chọn sai loại phân bón, mất cân bằng giữ Canxi, Mg và Kali . Thừa đạm, sử dụng phân bón clo, thiếu BO và Canxi .
    + Yếu tố môi trường: cây bị rối loạn sinh lý chuyển hóa tinh bột, lên vị và dinh dưỡng không đồng đều, vườn rậm rạp không có ánh sáng, nắng. Đất trũng, trồng sâu, góc ngập, ứ nước cây hấp thụ lượng nước quá lớn.
    + Thu hoạch sớm: Một trong những nguyên nhân chính gây sượng nước là do thu hoạch trái quá sớm, khi trái chưa đạt độ tuổi chín đúng quy trình.
    + Thiếu nước trong giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn trái đang phát triển, nếu cây sầu riêng không được cung cấp đủ lượng nước vừa phải, trái có thể bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng sượng khi chính.
    + Chất lượng dinh dưỡng kém: Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là Kali và Canxi, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển và độ chín của trái.
    + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng không phù hợp hoặc vào thời điểm không đúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chín của trái.
  2. **Biểu hiện**:
    + Phần thịt sầu riêng cứng, không mềm, bị nhão, vết sượng nước như vết thâm, hơi đen trong trên múi, giữa cuốn múi và vỏ cũng sẽ xuất hiện vết sượng nước.
    + Hương vị nhạt, màu nhạt, màu cơm không đều, thiếu ngọt, và hương thơm kém hơn so với trái chín bình thường khác.
    + Thịt trái có màu nhạt hơn, đôi khi có cảm giác khô, cứng hoặc nhão một cách bất thường khi ăn.
    + Khi bóc vỏ, thịt khó tách khỏi hạt và có thể bị dính. Ngửi thấy mùi thơm đã chín nhưng rất khó tách vỏ, cơm bên trong thì nhão.
  3. **Cấu trúc, đặc điểm nhận biết**:
    + **Cấu trúc**: Sượng nước là kết quả của sự phát triển không đồng đều, do các tế bào trong thịt trái chưa hoàn thiện đủ trong quá trình phát triển trái . Điều này dẫn đến cấu trúc cứng, khô, nhão, mềm không đồng loạt và không đạt độ mềm dẻo như thông thường.
    + **Sượng nhão**: Hay còn gọi là “cơm nhão” đây là hiện tượng phần cơm sầu riêng bị mềm và nhão, trường hợp nhẹ thì chỉ có phần cơm tiếp giáp với hạt bị ảnh hưởng, nhưng chuyển nặng thì toàn bộ phần cơm sẽ bị ảnh hưởng nhão một cách bất thường. Cơm nhão xuất hiện khi gặp mưa, thừa nước, dư ẩm vào giai đoạn gần thu hoạch trái.
    + **Sượng cứng**: Phần cơm bị sượng không chín, dai, cứng, khô có màu hơi trắng, không có vị và mùi thơm, trong khi trên cùng một múi chỗ không sượng vẫn chín bình thường, đôi khi phần cơm có màu trắng và vàng lẫn lộn gọi là “da lợn”, hiện tượng sượng cơm sầu riêng chỉ xảy ra ở một vài vị trí nhỏ trong múi quả, còn trường hợp nặng thì tất cả các múi bên trong đều bị sượng.
  4. **Tác hại**:
    + Giảm chất lượng, giá trị và hương vị của sầu riêng, làm người tiêu dùng không hài lòng.
    + Ảnh hưởng đến giá trị thương mại của sầu riêng, khiến giá bán giảm mạnh. Nghiêm trọng hơn có thể không bán được.
    + Gây lãng phí do trái sầu riêng bị sượng nước khó tiêu thụ, phải loại bỏ hoặc sử dụng cho mục đích khác.
    + Mất uy tín cho nhà vườn hoặc thương lái cung cấp khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  5. **Biện pháp phòng trừ**:
    + Chăm sóc đúng cách: Cung cấp lượng nước vừa đủ nước và dinh dưỡng cho cây sầu riêng, đặc biệt là trong giai đoạn trái đang phát triển.
    + Hạn chế: Cây ra đọt non, không bón thừa phân ( đặc biệt là đạm ) khi cây đang mang trái hoặc trái đang phát triển.
    + Thu hoạch đúng thời điểm: Đảm bảo thu hoạch sầu riêng khi trái đã đạt độ chín cần thiết. Sử dụng các phương pháp kiểm tra độ chín như quan sát màu sắc, mùi hương và thử nghiệm độ mềm của cuống trong thời gian thu hoạch có mưa lớn nên ngừng thu hoạch, rút cạn nước trong mương ra đó đợi ráo từ 3 – 5 ngày mới cho tiến hành thu hoạch tiếp.
    + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và thời điểm, tránh lạm dụng hoặc sử dụng sai thời điểm, đặc biệt là trong giai đoạn trái đang phát triển và chín. Điều này sẽ giúp tránh ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và quá trình chín của trái, từ đó giảm thiểu tình trạng sượng nước.
    + Cung cấp các dưỡng chất cần thiết: Giúp lên cơm, sáng trái, đẹp màu như: Bo, Canxi, Kali,….
    + Bảo quản hợp lý: Sau thu hoạch, bảo quản sầu riêng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để trái tiếp tục chín đều.
  6. **Khắc phục tình trạng sượng nước**:
    + Dọn gốc, phát cỏ, cây um tùm, dọn rác trong vườn sạch sẽ, thông thoáng, tạo điều kiện thoát nước tốt, tránh tạo độ ẩm cao, hạn chế tình trạng cây hấp thụ nước liên tục.
    + Dưới gốc cho tiến hành tưới các sản phẩm giúp lên màu cơm nhanh: + 2 FA 689 ( 0-25-25) + S800 => 400 lít tưới cho 20 cây
    + Trên lá phun ngăn ngừa nấm bệnh:  1 SCOTT + 2 TRỊ BỆNH => 200 lít,  1 SẠCH BỆNH + 4 TRỊ BỆNH => 400 lít

  Vậy là Thiên Nông 689 vừa chia sẻ đến bà con kỹ thuật chăm sóc sầu riêng khi bị sượng nước. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ bà con canh tác cây trồng tốt hơn, gặt hái vụ mùa thắng lớn.

  Để biết thêm chi tiết các sản phẩm của Thiên Nông 689 bà con có thể liên hệ Hotline 0785.888.689 hoặc 0785.988.689 hoặc đến các đại lý của Thiên Nông 689 gần nhất, để được tư vấn hoàn toàn miễn phí

Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                        

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *