CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689
Địa chỉ: P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689
Thiên Nông 689 xin kính chào quý bà con
Trong quá trình canh tác sầu riêng quý nhà vườn mình cần lưu ý những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cây sầu riêng. Từ đó có những biện pháp can thiệp hợp lí giúp vườn sầu riêng khỏe mạnh.
1. Mưa – Con dao hai lưỡi trong canh tác sầu riêng
Nước mưa đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sinh lý và hóa học của cây, nhưng lượng mưa quá nhiều lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cây sầu riêng. Khô hạn để ra bông: Cây sầu riêng cần một giai đoạn khô hạn ít nhất từ 1-2 tuần để chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản. Nếu gặp mưa trong giai đoạn này, cây không thể ra hoa và có nguy cơ không đậu trái, ảnh hưởng đến mùa vụ sau.
Ngập úng và thiếu oxy: Bộ rễ của cây sầu riêng không có khả năng giữ oxy như một số loại cây khác, như dừa nước hay rau muống. Khi đất ngập úng, rễ cây không thể hô hấp bình thường, dẫn đến thiếu hụt oxy cần thiết cho chuyển hóa năng lượng, gây c.h.ế.t cây.
Mưa trong giai đoạn ra hoa: Mưa nhiều trong thời gian này có thể rửa trôi phấn hoa, làm giảm khả năng thụ phấn và thụ tinh, dẫn đến hiện tượng trái mắt hộc, trái xương. Ngoài ra, độ ẩm cao trong mùa mưa là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh, đặc biệt là nấm Phytophthora palmivora phát triển mạnh, gây hại cho cây.
2.Nắng – Động lực và thách thức cho sự phát triển
Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu cho quá trình quang hợp, tạo ra năng lượng cho cây sầu riêng. Tuy nhiên, cả thiếu hụt và dư thừa ánh sáng đều có thể gây hại cho cây.
Thiếu sáng: Khi trời âm u kéo dài, quang hợp của cây suy giảm, dẫn đến ít sản sinh chất đường, làm cây phát triển chậm. Hiện tượng này thường thấy khi sầu riêng được trồng xen kẽ với các cây công nghiệp khác như tiêu, điều, cà phê, làm cây còi cọc, ít lá và thân kéo dài.
Quá nắng và khô hạn: Sầu riêng cần lượng ánh sáng lý tưởng. Tuy nhiên, khi ánh sáng mạnh kết hợp với khô hạn và nhiệt độ không khí cao trên 40°C, quá trình quang hợp bị giảm, trong khi hô hấp tăng, làm cây mất nước nhanh chóng. Điều này dẫn đến mất cân bằng nước, tiêu hao năng lượng, và cây trở nên yếu ớt, dễ bị sâu bệnh tấn công.
3.Giá rét – Kẻ thù của cây sầu riêng
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới, rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Khi gặp giá rét, chất nguyên sinh trong tế bào cây có thể bị đông lại, gây tổn hại đến cấu trúc tế bào và làm vỡ thành tế bào.
Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp: Với ngưỡng nhiệt lý tưởng từ 24 – 30°C, sầu riêng chỉ phát triển tốt trong điều kiện này. Nếu nhiệt độ rơi xuống dưới mức này, các chức năng sinh lý của cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến trì trệ sinh trưởng, hoặc thậm chí là cây chết rét.
Khu vực trồng phù hợp: Đây là lý do tại sao sầu riêng chỉ có thể trồng từ Khánh Hòa trở vào Nam và phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – nơi có khí hậu nhiệt đới phù hợp
4. Đất có vấn đề – Thách thức trong canh tác sầu riêng
Mặc dù sầu riêng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng một số điều kiện đất đặc biệt có thể gây khó khăn hoặc không thể canh tác được.
Đất mặn, phèn, hoặc đất chứa nhiều độc tố: Đất chứa các chất độc như Sắt, Nhôm, Mangan, muối NaCl, Na2SO4,… là môi trường không thích hợp cho sầu riêng phát triển. Để canh tác trên những loại đất này, cần phải tiến hành cải tạo đất kỹ lưỡng, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Thiếu dinh dưỡng: Các loại đất trên thường thiếu các chất đa lượng như NPK và các vi lượng cần thiết cho cây. Việc cải tạo đất để trồng sầu riêng yêu cầu tìm nguồn nước ngọt ổn định hoặc có thể cần phải chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn.
Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây sầu riêng mạnh khỏe. Mọi thắc mắc xin kính mời quý bà con liện hệ và hotline 0785.888.689 hoặc 0785.988.689 để được tư vấn miễn phí
Thiên Nông kính chúc quý bà con mùa màng bội thu!!!!!
Thiên Nông 689
Người viết Huỳnh Mỹ Duyên