CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689
Địa chỉ: P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689
Thiên Nông 689 xin kính chào quý bà con!!!!!
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
– Do nấm phytophthora palmimora gây ra.
– Nấm bệnh dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày, lại không tỉa cành tạo tán…
– Vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất và khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
– Những vườn sầu riêng đã già cỗi (trên 25 năm tuổi), khả năng chống chịu bệnh của cây sẽ kém. Nếu bệnh tấn công những cành bên trên sẽ khó phòng trị do lúc này sầu riêng rất cao (trên 15m), từ đó sẽ trở thành các ổ bệnh lây lan sang các vườn trồng khác cũng như những vườn trồng sau.
– Đặc biệt khi bà con dùng loại giống kém chống chịu bệnh, cây ra quả quá nhiều hoặc cây sau khi thu hoạch sẽ khiến mầm bệnh dễ bị tấn công.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
– Trên thân cành
Thân cành của cây khô ráo nhưng có vết nứt hoặc chảy nhựa, bà con nên dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là biểu hiện của bệnh.
-Trên lá
Bệnh tấn công cây sẽ khiến lá có những chấm đỏ màu nâu, sũng nước và lan rộng nhanh nếu điều kiện không khí có độ ẩm cao, sau cùng sẽ trở thành những chấm tròn màu nâu đen, sủng nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.
-Trên quả
Là những đốm đen nhỏ sũng nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.
TÁC HẠI CỦA BỆNH
– Bệnh bắt đầu tấn công từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần.
– Khi tấn công quả bệnh sẽ hình thành vết thối dần lan rộng và sâu làm hỏng phần bên trong của quả.
– Trên vỏ cây khó phát hiện bệnh sớm cho đến khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét, nếu vết loét nhỏ và được phát hiện sớm thì việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả hơn, nhưng khi vết loét lan rộng, nhiều vết loét nhập lại với nhau hủy hoại vỏ cây, việc phòng trừ sẽ khó khăn hơn, tốn kém, cây khó hồi phục và trở nên suy yếu, thậm chí cây sầu riêng có thể chết nếu cây không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
– Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn được thông thoáng, đảm bảo đủ ánh sáng tránh mầm bệnh sinh sôi, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.
– Thu gom các cành bị bệnh cần nhanh chóng tiêu hủy triệt để, không nên vứt bừa bãi, tránh mầm bệnh lây lan.
- Khi phát hiện, cạo sạch vết bệnh cả ở gốc và dưới rễ (lưu ý: phải cho lộ phần cổ rễ ra), quét các loại thuốc gốc đồng (Tinh chất đồng, Nano đồng) để cố định vết bệnh, ngăn chặn bệnh lan rộng ra.
- Đối với vết bệnh trên thân thì lau sạch vết bệnh, dùng thuốc pha đậm đặc với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên trên vết bệnh liên tục 3 – 4 ngày.
Chăm sóc cây đúng cách không chỉ giúp cây phát triển mà còn giảm thiểu nguy cơ nấm bệnh, đảm bảo cho mùa thu hoạch bội thu. Chúc cô chú anh chị có một vụ mùa thành công rực rỡ.
Thiên Nông 689 hi vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bà con góc nhìn mới trong
canh tác nông nghiệp.
Xin kính chúc quý bà con nhiều sức khỏe mùa màng bội thu
Thiên Nông 689
Người viết Huỳnh Mỹ Duyên