CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689
Địa chỉ: P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689
Trong quá trình canh tác sầu riêng, giai đoạn nuôi trái là giai đoạn rất quan trọng vì đây là thời điểm quyết định đến năng suất và chất lượng trái. Bên cạnh việc quản lý tốt sâu bệnh hại, bà con cần lưu ý chăm sóc đúng kỹ thuật vào giai đoạn này để đảm bảo được năng suất của mùa vụ. Vào thời điểm nắng nóng, một trong những hiện tường thường bắt gặp trên cây sầu riêng khi đang ra trái đó chính là nứt dọc cuống, rụng trái non, nứt gai. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến trên nhiều giống sầu riêng và nhiều vườn sầu riêng, điều này có tác động tiêu cực lớn nhiều đến năng suất, chất lượng trong mỗi mùa vụ, gây thất thoát kinh tế của nhiều bà con canh tác. Xin mời quý bà con cùng theo dõi chủ đề hôm nay để biết được nguyên nhận và giải pháp khắc phục hiện tượng này.
Nguyên nhân:
– Bón phân không cân đối, do cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu qua lá và rễ. Khi bón phân qua rễ đa số bà con bổ sung các yếu tố đa lượng như đạm – lân – kali – lưu huỳnh. Vì vậy cây trồng thường bị thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng vi lượng và trung lượng (như Ca, Mg, Zn, B, Mo, Fe, Cu, Si), lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc có tính nóng, kết hợp với việc thiếu dinh dưỡng, khiến sầu riêng không thể nuôi tốt các bộ phận, các tế bào ở cuống không được dai chắc, phần thịt và vỏ trái phát triển không cân đối. Khi cây cho trái trong tình trạng đang thiếu dinh dưỡng thì rất dễ xuất hiện việc trái bị nứt cuốn, nứt gai, nứt trái.
– Thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài, mưa to gió lớn, nhiệt độ cao, ngập mặn, ao hồ cạn nước dẫn đến thiếu nước tưới cho cây…… từ đó làm cho cây sầu riêng bị sốc nhiệt, khô cành, cháy rễ, vàng và rụng lá dẫn đến việc nứt gai, hở cuốn, nứt trái làm lộ phần cơm bên trong. Cây trở nên suy yếu và rất dễ bị nhiều loại nấm bệnh và côn trùng gây hại tấn công, cây không có đủ sức đề kháng để chống lại nhiều loại bệnh.
– Tưới nước không hợp lý, việc tưới nước quá nhiều hay quá ít cũng rất dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, khi cây thiếu nước trong thời gian dài rồi tưới nước nhiều trở lại rất dễ làm cây sốc nhiệt, việc tưới nước nhiều làm cây rễ cây đưa lượng nước lên trái quá lớn, vỏ hấp thụ lượng nước quá nhiều làm căng vỏ , nứt gai trái. Vườn cây không có hệ thống thoát nước tốt thì dễ thối rễ sầu riêng, cây không có sự che phủ ở phần gốc, vườn không có cỏ, hay cỏ quá ít thì ánh nắng mặt trời sẽ chiếu thẳng xuống mặt đất, lớp rễ màng của cây bị quá nóng dẫn đến cháy rễ, không hút được dinh dưỡng để nuôi các bộ phận, tỉ lệ đậu hoa và trái thấp, trái xuất hiện tình trạng nứt gai, trái, cuốn.
– Chăm sóc cây không hợp lý, di dưỡng cung cấp cho cây là quá nhiều hay quá ít thì cây bị sốc dinh dưỡng, khi bị thiếu dinh dưỡng nuôi trái, ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận không đồng đều, còn khi dư dưỡng chất thì cây sẽ dùng nhiều dinh dưỡng để nuôi bộ lá, trái sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn đến trái bị nhỏ, rụng sớm… Hoặc dinh dưỡng không cân đối thì phần thịt trái phát triển quá mức, gây áp lực lên vỏ trái, dẫn đến nứt gai, nứt trái. Hay không đủ dinh dưỡng canxi hoặc vi lượng thì cuốn trái bị nứt.
Biểu hiện:
– Khi thiếu Canxi các tế bào tách rời dễ dàng gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý, nứt gai, nứt dọc cuống.
– Triệu chứng chính là sự xuất hiện của các nứt, rạn, hoặc đường vết nứt mỏng chạy theo rãnh
gai và cuốn sầu riêng.
– Có thể xuất hiện những vết nứt nhỏ hoặc sâu trải dài trên gai và cuốn, có nhiều hình thức nứt
khác nhau không có hình dạng nhất định.
– Tại vị trí nứt thường thấy sự thay đổi màu sắc.
– Trái sầu riêng có thể rụng sớm khi còn non hoặc sắp thu hoạch. Nấm bệnh và vi khuẩn sẽ bám vào các vết nứt để xâm nhập vào trái, gây bệnh thối trái.
– Những vết nứt trên cuốn, gai có thể làm mất hình dáng chuẩn của quả sầu riêng, tạo ra hình ảnh không đẹp mắt.
Hậu quả:
– Ảnh hưởng đến cả chất lượng và giá trị thương mại của sản phẩm.
– Các vết nứt gai tạo ra hình dáng không đẹp mắt, mất thẩm mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và giảm giá trị thương hiệu của nông sản.
– Vết nứt mở đường cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào trái sầu riêng, làm tăng nguy cơ nhiễm nhiều bệnh. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như trái bị mục đen và thối rữa còn gọi là bị thối trái, làm giảm chất lượng thị trường và đồng thời làm giảm giá trị thương mại của cây trồng.
– Sầu riêng bị nứt cuốn thường có xu hướng rụng sớm, rụng khi còn non, rụng trước khi thu hoạch, làm mất năng suất.
Biện pháp phòng trừ:
– Cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh để đất quá khô hay quá ướt trong 1 thời gian dài, không tưới quá nhiều vào một lần, không tưới nước nhiều vào góc cây, tưới nước xung quanh tán cây. Tùy theo vị trí địa lý và điều kiện thời tiết mà có phương pháp tưới hợp lý.
– Trong vườn cần duy trì cỏ cao tầm 10cm. Sử dụng vật liệu hữu cơ, tấm bạc… để che nắng cho vườn, giảm tác động của ánh sáng mặt trời và giảm thiểu thay đổi nhiệt độ đột ngột.
– Sử dụng phân bón một cách khoa học, dùng phân chứa canxi, phân hữu cơ, vi lượng, cải tạo đất trồng… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Canxi và vi lượng giúp củng cố cấu trúc tế bào, cây xanh tốt đẹp mắt, dai chắc, khỏe mạnh, chắc cuốn, chắc gai.
– Thăm vườn, dọn dẹp rác, cắt tỉa cành, phun thuốc phòng trừ bệnh định kỳ. Chăm sóc cây đúng cách khi cây cho trái giúp giảm nguy cơ nứt gai và cuống và tăng cường sức khỏe cây, bộ lá cây dày và xanh tốt.
– Kiểm tra thường xuyên trái sầu riêng để phát hiện sớm các dấu hiệu sầu riêng bị nứt cuốn và gai, thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.
Quý bà con có thể sử dụng 1 kg HỮU CƠ VI LƯỢNG pha với 400 lít nước tưới cho 10 góc cây sầu riêng để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi lượng, Canxi cho cây, cây nuôi trái tốt, vỏ trái chắc tế bào, tránh hiện tượng gai và cuốn, cho ra năng suất cao.
Nhà vườn sử dụng 1 chai thuốc BO kết hợp với 1 chai thuốc PHÒNG BỆNH phun xịt lên cây
khi có dấu hiệu bị nứt giúp chắc tế bào ở vỏ trái, phòng trừ nấm bệnh thán thư xâm nhập vào và cuốn trái được chắc khỏe, hạn chế rụng.
Khuyến khích nhà vườn làm theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc – đúng liều – đúng lúc – đúng cách. Quý nhà vườn nên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi phun xịt thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Kính chúc quý ông bà, cô chú, anh chị nhà vườn nông nghiệp có một vụ mùa năng suất cao và bội thu. Xin chân thành cảm ơn quý bà con đã theo dõi hết bài viết.
Thiên Nông 689
Người viết Huỳnh Mỹ Duyên