CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689
Địa chỉ: P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689
Thiên Nông 689 xin kính chào quý bà con!!!!!
Trong quá trình canh tác nông nghiệp, cỏ luôn được xem là vấn đề muôn thuở và nan giải của nông dân bởi cỏ thường mọc và phát triển rất nhanh ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở những vườn cây nông nghiệp mà bà con đang canh tác. Bà con luôn xem cỏ là loài thực vật vô dụng, không mang lại lợi ích mà còn gây cản trở hoạt động nông nghiệp. Do đó, bà con nông dân luôn tìm cách để hạn chế cỏ mọc hoặc thậm chí là tiêu diệt cỏ trong vườn. Hàng năm phải bỏ ra chi phí lớn để tiêu diệt cỏ như thuê nhân công làm cỏ, sử dụng thuốc xịt cỏ, xới đất,….
Nông dân cho rằng cỏ có hại, là nơi trú ẩn của sâu bệnh hại và cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính nhưng cỏ chỉ có hại khi không kiểm soát được chúng. Nhưng nếu bà con nhà vườn biết cách quản lý và kiểm soát cỏ dại đúng cách thì có thể tận dụng được những lợi ích mà cỏ mang lại cho vườn cây trong quá trình canh tác.
LỢI ÍCH CỦA CỎ:
– Cỏ là chỉ số quan trọng để đánh giá độ ẩm, độ phì nhiêu và cấu trúc của đất, mức độ tơi xốp, phì nhiêu, thành phần dinh dưỡng, độ mặn, độ chua của đất,…
– Cỏ giúp giữ độ ẩm cho đất, che phủ mặt đất giúp ổn định pH đất, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất, tạo môi trường để vi sinh vật tồn tại và phát triển, giúp cải thiện cấu trúc đất và phân giải chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ cây trồng.
– Đất ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của các loài giun và vô số loài côn trùng, động vật khác, giun đất là một cổ máy cày xới trong lòng đất giúp đất thông thoáng, khi giun chết đi thì để lại một lượng dinh dưỡng cực lớn cho đất, đặc biệt là amino axit từ giun.
– Mùa mưa thì cỏ giúp chống xói mòn và hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng cho đất, đặc biệt là đất dốc đất đồi, mùa nắng thì giữ ẩm, hạn chế sự bốc hơi nước và cân bằng nhiệt độ cho tầng mặt đất và tránh cho ánh nắng chiếu trực tiếp lên lớp rễ màng của cây, giúp cây trồng không bị sốc nhiệt khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.
– Rễ của cỏ dại còn giúp đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, đưa được nhiều oxi vào tầng đất sâu. Nhờ vào đó, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn.
– Điều hòa dinh dưỡng đất. Các rễ cỏ và xác cỏ khi phân hủy giúp cải thiện lượng chất hữu cơ trong đất, tăng cường sự phong phú của mùn và phì nhiêu đất.
– Cỏ lấy đi dưỡng chất từ đất, nhưng các chất dinh dưỡng này có thể quay trở lại đất khi sử dụng chúng làm vật che phủ gốc hoặc ủ phân xanh.
– Cỏ là nguồn thức ăn cho vật nuôi, một số loại cỏ cũng có thể làm được thuốc để chữa bệnh cho con người.
– Một số loại cỏ có khả năng cố định nitơ tự nhiên, bổ sung đạm cho cây trồng chính và cải tạo đất trồng
– Cỏ có thể giúp phân tán tuyến trùng trong đất, từ đó khiên chúng không tập trung tấn công cây trồng chính. Ngoài ra, một số loài cỏ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng gây hại hay thu hút các loài thiên địch
TÁC HẠI CỦA CỎ:
– Cỏ sinh trưởng rất nhanh, có rễ dạng chùm dẫn đến việc chúng hút nước và dinh dưỡng nhanh hơn cây trồng chính. Điều này có thể làm cho cây không thể hấp thụ hiệu quả lượng phân bón và nước được cung cấp, cây không còn đủ nước và chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận của cây.
– Cỏ phát triển trong vườn, chúng có thể trở thành nơi ẩn nấp cho các loại sâu bệnh và nấm gây hại. Các loại sâu bệnh hại này là tác nhân chính dẫn đến cây trồng bị dịch hại tấn công, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vụ mùa.
– Cỏ phát triển quá mức sẽ cạnh tranh ánh sáng đối với cây non và các loại cây rau màu trong cùng khu vực.
– Khi vườn cây có quá nhiều cỏ, bà con nông dân có xu hướng sử dụng các loại thuốc hóa học có tính nóng với nồng độ cao để diệt trừ cỏ trong vườn đã vô tình làm cho cây trồng chính và môi trường xung quanh bị ảnh hưởng.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ HỢP LÝ:
Để tận dụng được lợi ích từ cỏ, cần có biện pháp quản lý và kiểm soát cỏ hợp lý:
– Việc quản lý cỏ dại cần sự chăm sóc và tưới tiêu tương tự như việc quản lý các loại cây trồng khác trong vườn.
– Đối với vườn ít cỏ dại có thể sử dụng phương pháp là nhổ cỏ và trồng xen cây trồng khác vào những vị trí thích hợp nhằm hạn chế cỏ dại phát triển.
– Đối với những vườn cây con mới trồng, cần tránh để cỏ mọc sát gốc và nên dùng các vật liệu hữu cơ che phủ.
– Nên cắt tỉa bớt ngọn cỏ khi cỏ mọc quá cao tránh cho côn trùng và mầm bệnh trú ẩn, duy trì cỏ cao tầm 10cm. Trồng xen các loại cỏ họ đậu để tăng cường độ đạm cho đất nhằm giúp cải tạo đất trồng. Trồng xen các loại cỏ học cúc để hạn chế tuyến trùng. Trồng các loại cỏ có lợi như lạc dại, rau trai, linh lăng, sao nhái để giữ ẩm cho đất, thu hút thiên địch về vườn.
– Cỏ dại sau khi cắt xong có thể sử dụng để phủ lên mặt đất, điều này sẽ giúp tăng cường độ che phủ cũng như bổ sung thêm sinh khối hữu cơ cho đất, có thể rải thêm một lớp trichoderma trên lớp cỏ để giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy hữu cơ.
– Sử dụng thuốc trừ cỏ có thành phần từ hoạt chất như: Glufosinate Ammonium có hiệu quả trừ cỏ mạnh mẽ kể cả các loại cỏ khó trị nhất. Giúp giảm chi phí cho bà con nông dân trong quá trình canh tác.
– Để hỗ trợ vườn trồng phát triển một cách tốt nhất, bà con cần tìm hiểu về các loại cỏ dại có hại, và cũng những loài cỏ không gây hại cho vườn trồng. Thông qua đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Cỏ là một phần không thể thiếu và là một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái, cần biết cách quản lý và kiểm soát cỏ 1 cách hiệu quả!
Thiên Nông 689 hi vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bà con góc nhìn mới về cỏ trong canh tác nông nghiệp. Xin kính chúc quý bà con nhiều sức khỏe mùa màng bội thu
Thiên Nông 689
Người viết Huỳnh Mỹ Duyên