Rệp sáp là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng cho cây sầu riêng, đặc biệt là trong giai đoạn trái non. Trong những ngày nắng nóng, rệp sáp phát triển rất mạnh và dễ dàng tấn công vào cây, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trái sầu riêng. Chính vì vậy, việc nhận diện và xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ cây trồng, đảm bảo năng suất và chất lượng trái sầu riêng. Hôm nay, mời quý nhà vườn cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra biện pháp phòng trừ rệp sáp cho vườn của mình nhé.
Tác Hại Của Rệp Sáp Đối Với Trái Non Sầu Riêng
Suy yếu trái non: Rệp sáp sẽ hút nhựa từ trái, khiến trái không đủ dưỡng chất để phát triển, từ đó trái sẽ phát triển kém và dễ bị suy yếu.
Biến dạng trái: Trái non có thể bị biến dạng, vỏ trái trở nên không đều, và màu sắc không đồng nhất, gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái.
Chậm lớn và rụng sớm: Quá trình hút nhựa của rệp sáp làm giảm sự phát triển bình thường của trái. Trái có thể chậm lớn hoặc bị rụng sớm trước khi trưởng thành, làm giảm năng suất thu hoạch.
Giảm chất lượng trái: Những trái bị ảnh hưởng bởi rệp sáp sẽ không đạt chất lượng như mong đợi. Điều này không chỉ làm giảm sản lượng mà còn ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nếu có.
Tác hại của rệp sáp đối với trái non sầu riêng là rất rõ rệt và do đó cần phải được kiểm soát ngay từ khi phát hiện sự tấn công.
Phương Pháp Phòng Ngừa Và Xử Lý Rệp Sáp
Phun thuốc định kỳ: Phun thuốc bảo vệ thực vật là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự tấn công của rệp sáp. Nhà vườn cần phun thuốc vào các giai đoạn thích hợp, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, để giảm thiểu sự phát triển của rệp.
Sử dụng công thức thuốc đặc trị: Trong trường hợp rệp sáp đã xuất hiện, nhà vườn có thể sử dụng công thức kết hợp pha liều 400 lít bao gồm :
• 1 chai Rầy Bọ Trĩ: Với hai hoạt chất là Lambda-cyhalothrin + Thiamethoxam có hiệu quả có thể ngăn ngừa và chữa trị nhiều loại rệp, rầy, bọ trĩ, ruồi trắng, bọ cánh cứng bọ cánh cứng và bọ cánh cứng khoai tây, giun, bọ cánh cứng, bọ cánh cứng, côn trùng gây hại. Nó có thể được sử dụng trong điều trị gốc và lá, xử lý hạt và xử lý đất.
• 2 gói Ema Cốm: Chứa hoạt chất Emamectin Benzoate hoạt động bằng cách tác động lên hệ thần kinh của rệp sáp. Khi rệp sáp tiếp xúc với thuốc, hoạt chất này sẽ ức chế các kênh ion trong tế bào thần kinh của chúng, khiến côn trùng bị liệt và chết do không thể di chuyển hoặc ăn uống bình thường. Tác động này giúp ngừng sự phát triển và sinh sản của rệp sáp, từ đó giảm thiểu thiệt hại mà chúng gây ra.
• 1 chai Tăng Lực: giúp giảm sự bốc hơi thuốc, tăng độ bám dính, phân tán đều và hỗ trợ lưu dẫn, hấp thụ thuốc vào cây. Điều này không chỉ giúp các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng, và phân bón lá phát huy hiệu quả tối đa, mà còn tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rửa trôi và giúp cây trồng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên cây sầu riêng, đặc biệt là các trái non, giúp phát hiện kịp thời sự xuất hiện của rệp sáp. Nếu thấy có dấu hiệu tấn công, cần tiến hành xử lý ngay để tránh tình trạng lây lan rộng.
Lưu Ý Khi Phun Thuốc
Để đảm bảo hiệu quả khi phun thuốc bảo vệ thực vật, nhà vườn cần lưu ý một số điểm quan trọng:
Chọn thời điểm phun thuốc thích hợp:
• Sáng sớm hoặc chiều mát là thời gian lý tưởng để phun thuốc. Lúc này, thời tiết mát mẻ giúp thuốc không bị bay hơi nhanh, đảm bảo hiệu quả cao.
• Tránh phun thuốc vào lúc trời nắng: Khi trời nắng gắt, thuốc dễ bị bay hơi, khiến hiệu quả phun thuốc giảm đi đáng kể.
Lựa chọn loại thuốc phù hợp:
• Tránh sử dụng thuốc nóng dạng nhiễu dầu vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến trái non. Thuốc nóng có thể làm hư hại vỏ trái và ảnh hưởng đến sự phát triển của trái.
Đảm bảo phun đều và đúng cách:
Phun thuốc đều lên các bộ phận của cây, đặc biệt là các khu vực bị tấn công nặng, dùng bét phun kĩ, đặc biệt là phần cuốn trái sầu riêng vì rệp sáp thường trũ ẩn ở đầu cuốn trái rất khó phát hiện nếu không qua sát kĩ. Do đó cần phải phun ướt điều để giúp thuốc phát huy tác dụng và loại bỏ rệp sáp hiệu quả
Việc xử lý rệp sáp không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt khi đối mặt với tình trạng rệp phát triển mạnh. Nhà vườn cần lưu ý phun phòng ngừa rệp sáp định kì để có thể quản lí rệp sáp trong vườn của mình một cách hiệu quả.
Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây trồng được mạnh khỏe và thực tế mỗi vườn đều áp dụng bước sử lý và quy trình chăm sóc khác nhau, để rõ hơn, nhà vườn nên liên hệ về số điện thoại 0785.888.689 để đội ngũ kỹ thuật Thiên Nông 689 hỗ trợ nhé.
THIÊN NÔNG 689 HỖ TRỢ KỸ THUẬT MIỄN PHÍ TRÊN TOÀN QUỐC
MỌI THẮC MẮC BÀ CON LIÊN HỆ
☎️ 0785.888.689
🅾️ YouTUBE: THIÊN NÔNG 689 http://www.youtube.com/@thiennong689-tuvankythuatc8
📮 kythuatthiennong689@gmail.com
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!