Bọ trĩ (Thrips) là một trong những loại sâu hại phổ biến trên cây xoài, gây ra nhiều thiệt hại cho chất lượng và năng suất trái. Theo các chuyên gia bảo vệ thực vật (BVTV), sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của bọ trĩ thường là hệ quả của việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách, lạm dụng thuốc hóa học và phun thuốc quá mức, khiến bọ trĩ dần trở nên kháng thuốc và sinh sôi nhanh chóng. Điều này khiến việc kiểm soát loài sâu hại này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hôm nay, mời quý nhà vườn cùng Thiên Nông 689 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Vòng Đời
Bọ trĩ có vòng đời ngắn, từ 17 đến 20 ngày, và có thể hoàn thành khoảng 20 thế hệ trong một năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và mức độ dinh dưỡng. Một con cái có thể đẻ từ 150 đến 300 trứng trong suốt cuộc đời của mình. Quá trình phát triển của bọ trĩ gồm 5 giai đoạn: trứng, tiền ấu trùng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành.
-
Giai đoạn trứng: Bọ trĩ cái sẽ đẻ trứng trên hoa, lá, chồi, thân hoặc quả của cây chủ. Sau 2 – 4 ngày, trứng sẽ hình thành tiền ấu trùng.
-
Giai đoạn tiền ấu trùng: Tiền ấu trùng bắt đầu ăn lá, hoa và quả của cây chủ. Sau 1-2 ngày, chúng sẽ biến đổi thành ấu trùng.
-
Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng có hình dáng giống con trưởng thành nhưng không có cánh và màu sắc nhạt hơn. Cuối giai đoạn này, bọ trĩ ngừng ăn và tìm chỗ ẩn náu trên đất hoặc lớp lá, để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nhộng.
-
Giai đoạn nhộng: Giai đoạn này là giai đoạn không ăn, kéo dài từ 2-4 ngày. Sau đó, bọ trĩ sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành.
-
Giai đoạn trưởng thành: Những con trưởng thành sẽ có cánh nhưng bay yếu ớt. Chúng có khả năng hút nhựa cây, gây hại nghiêm trọng đối với cây trồng.
Tác Hại Của Bọ Trĩ Đối Với Bông Xoài Trong Giai Đoạn Xổ Nhụy
-
Gây Khô Bông và Tổn Hại Trái Non:
Khi bọ trĩ tấn công bông xoài, chúng dùng miệng chích hút nhựa từ nhụy hoa, làm cho hoa bị yếu và thậm chí gây rụng hoa sớm. Điều này làm giảm số lượng bông đậu trái, dẫn đến giảm năng suất. Đặc biệt trong giai đoạn trái non vừa hình thành, bọ trĩ cắn vào phần đầu cuống trái non tạo ra vết làm giảm giá trị thương phẩm của trái xoài. -
Sự Hủy Hoại Quá Trình Quang Hợp:
Bọ trĩ tấn công lá, hoa và chồi cây, tạo ra các mảng bạc và làm chuyển màu lá thành màu nâu. Kết quả là, lá cây sẽ bị rụng sớm, giảm khả năng quang hợp của cây và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cây xoài. -
Sự Phát Triển Của Nấm Mốc và Vi Khuẩn:
Bọ trĩ không chỉ làm hại cây bằng cách hút nhựa mà còn tiết dịch, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Điều này khiến bề mặt thực vật trở nên đen và nhiễm bệnh, làm tăng nguy cơ cây bị nhiễm trùng.
Phương Pháp Phòng Ngừa Và Kiểm Soát Bọ Trĩ
-
Luân Phiên Thuốc BVTV:
Sử dụng thuốc BVTV một cách luân phiên để tránh bọ trĩ phát triển khả năng kháng thuốc. Hãy thay đổi gốc thuốc qua từng đợt và sử dụng các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau (thuốc tiếp xúc, thuốc hệ thống,…). -
Sử Dụng Thuốc Có Tính Mát:
Nhằm bảo vệ bông và trái non, nhà vườn nên chọn các loại thuốc có tính mát như dạng sữa, dạng cốm, tránh xử dụng dạng nhiễu dầu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bông và trái non trong giai đoạn cây ra bông. -
Chỉnh Bec Phun Sương Mịn:
Chỉnh béc phun sương thật mịn không chỉ giúp đảm bảo phân phối thuốc đều và hiệu quả, mà còn bảo vệ cây khỏi những tổn thương không đáng có trong giai đoạn nhạy cảm. Sương mịn giúp thuốc bám đều trên cây, tăng cường hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu tổn thất về thuốc và nước, đồng thời tránh làm tổn hại đến bông xoài hoặc trái non. -
Phun Phòng Trước Khi Bông Xoài Xổ Nhụy:
Việc phun thuốc phòng trước khi bông xoài bước vào giai đoạn xổ nhụy là rất quan trọng vì bông xoài rất nhạy cảm với thuốc BVTV trong giai đoạn này. Phòng trừ sớm sẽ giúp bảo vệ bông khỏi sự tấn công của bọ trĩ khi cây bước vào giai đoạn xổ nhụy. -
Sử Dụng Các Sản Phẩm Kết Hợp:
Nhà vườn có thể sử dụng 1 chai Rầy Bọ Trĩ + nửa chai Best Bo + 2 gói Ema Cốm pha với 400 lít nước. Công thức này không chỉ giúp trừ bọ trĩ mà còn cung cấp dinh dưỡng cho quá trình phát triển trái non. -
Dọn Dẹp Vườn:
Thường xuyên dọn dẹp vườn, thu gom lá rụng và cắt tỉa cây sẽ giúp giảm nơi trú ngụ của bọ trĩ. Điều này làm giảm mật độ bọ trĩ trong vườn và ngăn chặn sự lây lan. -
Bẫy Dính và Bẫy Đèn:
- Bẫy Dính: Sử dụng các tấm bẫy dính phủ lớp keo đặc biệt giúp thu hút và bẫy bọ trĩ. Bẫy dính giúp giảm số lượng bọ trĩ trưởng thành trong khu vực và ngăn chặn sự sinh sản của chúng.
- Bẫy Đèn: Đèn sáng vào ban đêm thu hút bọ trĩ, giúp giảm mật độ bọ trĩ trong vườn. Các loại đèn huỳnh quang hoặc LED có bước sóng phù hợp với thị giác của bọ trĩ sẽ giúp tăng hiệu quả bắt bọ trĩ.
Nhà vườn cần lưu ý rằng mỗi giai đoạn phát triển của cây đều có những đặc thù và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Vì vậy, việc hiểu rõ đặc điểm của bọ trĩ và lựa chọn phương pháp phòng trừ khoa học, hợp lý sẽ giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cây, đồng thời tối ưu hóa năng suất của mỗi vụ mùa.
Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây trồng được mạnh khỏe và thực tế mỗi vườn đều áp dụng bước sử lý và quy trình chăm sóc khác nhau, để rõ hơn, nhà vườn nên liên hệ về số điện thoại 0785.888.689 để đội ngũ kỹ thuật Thiên Nông 689 hỗ trợ nhé.
THIÊN NÔNG 689 HỖ TRỢ KỸ THUẬT MIỄN PHÍ TRÊN TOÀN QUỐC
MỌI THẮC MẮC BÀ CON LIÊN HỆ
☎️ 0785.888.689
🅾️ YouTUBE: THIÊN NÔNG 689 http://www.youtube.com/@thiennong689-tuvankythuatc8
📮 kythuatthiennong689@gmail.com
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!