* Vôi là hợp chất của Canxi. Cây sẽ hấp thu Canxi dưới dạng Ca2+ . Bón vôi vào đất sẽ có những lợi ích sau:
- Vôi giúp chống chua đất: Đất chua là đất có dư lượng axit, độ pH < 5. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm, đất sẽ bị chua và suy thoái, làm giảm năng suất của cây trồng.
- Khử tác hại của mặn: Khi đất bị nhiễm mặn thì đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc; cây thì không hút được nước và chất dinh dưỡng. Để hạn chế tác hại, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi để rửa mặn.
- Ức chế sự phát triển của nấm bệnh: Đất chua là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Bón vôi giúp nâng pH đất, pH trung tính là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển.
* Cách bón vôi cho cây sầu riêng hiệu quả
Có 3 nhóm vôi chính dùng để bón cải tạo đất:
– Đá vôi, vôi sống (CaCO3): không mùi, ít tan trong nước. Vôi sống trên thị trường ở dạng lẫn tạp chất Silic, lưu huỳnh,… Thực tế hiện nay rất ít sử dụng loại bột đá vôi này.
– Vôi nung (CaO): Là dạng vôi sống đã được cho vào lò nung với nhiệt độ cao. Vôi nung có đặc tính tỏa nhiêt và hóa nước (Hấp thu nước mạnh) chính vì vậy sẽ diệt được nấm khuẩn, vì các loại nấm khuẩn sẽ mất nước và chết. Vôi nung hiện ở dạng bột là sản phẩm được sử dụng nhiều hiện nay.
– Vôi tôi (Ca(OH)2): Là dạng vôi nung đã được tôi trong nước, dạng bột. Loại vôi này không có đặc tính tỏa nhiệt hay háo nước vì vậy không có khả năng sát khuẩn, nấm bệnh như vôi nung. Bên cạnh đó vôi vôi có khả năng nâng pH đất. Khi đất có pH (pH=6.5-7) trung tính thì có lợi ích sau:
- Đất có pH trung tính sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa hấp thu chất dinh dưỡng cua cây,
- pH thấp làm cây không hấp thụ được lân. pH trung tính là ngưỡng hấp thu được các chất dinh dưỡng tối ưu.
- Nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng trong đất.
- Tạo hệ vi sinh vật đất phát triển tốt, hạn chế nấm bệnh trong đất tấn công cây.
- Tạo môi trường thuân lợi để để nấm đối kháng sinh sôi, phát triển.
- Cây phát triển tốt tự tạo tính kháng bệnh.
* Thời điểm bón vôi cho cây sầu riêng
– Với vườn cây chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm.
– Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón vôi cho cây sầu riêng sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh.
Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vôi thích hợp để sử dụng cho các giai đoạn cây trồng.
* Cách bón vôi cho cây sầu riêng
- Bón lót: Vôi thường dùng để bón lót để cải tạo đất trước khi trồng. Vôi chỉ nên kết hợp với lân để bón lót. Không nên sử dụng vôi kết hợp với các loại phân hữu cơ, hay phân hữu cơ vi sinh vì vôi sẽ diệt trừ các loại nấm đối kháng và vi sinh vật có lợi trong các loại phân bón này.
- Các vườn lâu năm do sử dụng nhiều phân bón hóa học nên đất dễ bị chua, tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển. Kiểm tra vườn thường xuyên và đo pH đất, bón vôi để giữ pH ở ngưỡng trung tính.
* Tác hại của vôi
Bên cạnh những lợi ích thì vôi cũng có những tác hại sau:
- Tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi: Trong đất có các loại nấm khuẩn, thì cũng có vi sinh vật có lợi và nấm đối kháng. Khi bón vôi nung (CaO) ngoài việc diệt trừ được nấm khuẩn vì các vi sinh vật có ích này cũng bị diệt trừ.
- Làm mất chất dinh dưỡng: Vôi khi gặp các loại phân bón chứa đạm sẽ làm mất đạm khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP,… đều kỵ vôi.
Vì vậy: Cần bón vôi đúng cách, đúng lúc để khai thác được lợi ích từ vôi mà không gây hại đến đất và cây trồng.
– Sưu tầm –
Chúc bà con sử dụng bón vôi cho cây sầu riêng hiệu quả trên vườn cây nhà mình nhé !
Mọi chi tiết thắc mắc bà con vui lòng liên hệ về Hotline 0785.888.689 hoặc 0785.988.689. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.