Tôi tin rằng ai trồng sầu riêng đều sẽ trải qua nhiều lần hay ít nhất 1 lần điêu đứng với tình trạng cây đi đọt non không kịp xử lý trong giai đoạn xổ nhụy. Thông thường cây sẽ sáng mắt cua vào thời điểm các lá trên cây đã đủ độ già, từ đó dinh dưỡng tích lũy được cung cấp cho mắt cua kéo dài thành bông hoàn chỉnh.
Khi đó, sau khoảng 30 ngày cây lại bắt đầu nhú đọt và rơi đúng vào thời điểm xổ nhụy, về nguyên tắt cạnh tranh dinh dưỡng thì cây trồng sẽ ưu tiên cho sinh trưởng, thế nên trái non sẽ rụng hàng loạt sau khi xổ nhụy vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hiện tượng này được gọi là “tự thải”
Dìu đot là gì?
Vào thời gian đầu, khi kỹ thuật trồng sầu riêng còn nhiều non trẻ thì để khống chế tình trạng đọt đi – bông rụng, chủ vườn sẽ áp dụng cách chặn đọt như phun các chất già lá, chất ức chế sinh trưởng, khiến là bị đứng lại và cây không đi đọt trong thời gian dài.
Trải qua nhiều năm, hầu như ai cũng nhận thấy cây sầu riêng suy yếu, phục hồi rất khó sau thu hoạch. Về sau, khi nghiên cứu đủ lâu và hiểu sâu hơn về cây sầu riêng mọi người bắt đầu áp dụng phương pháp dìu đọt sầu riêng vào giai đoạn bông 2-3cm. Vậy, dìu đọt sầu riêng là gì?
Dìu đọt sầu riêng là phương pháp kích thích cây sầu riêng ra nhanh cơi lá mới vào giai đoạn nuôi bông. Phương pháp dìu đọt được áp dụng dựa trên sự chênh lệch giữa thời gian hoàn thành 1 cơi đọt khoảng 45 ngày nhanh hơn so với thời gian từ lúc sáng mắt cua cho đến khi xổ nhụy là 55-60 ngày. Lợi dụng hiệu quả quãng thời gian này sẽ kéo thêm 1 cơi đọt nuôi trái mà không lo sau xổ nhụy cây còn đi đọt.
Tại sao cần dìu đọt sầu riêng?
Dìu đọt cây sầu riêng mang lại lợi ích nhiều hơn hẳn so với phương pháp chặn đọt, lợi là lợi như thế nào?
- Thuận theo sinh lý cây: Khi dìu đọt chúng ta chỉ đang kích thích cây nhanh đi đọt và dùng các sản phẩm hỗ trợ cho quá trình phát triển của lá, đồng thời nguồn dinh dưỡng được cung cấp cũng dùng để nuôi bông phát triển.
- Không chặn đọt: Chặn đọt là phương án cuối cùng được áp dụng khi thật sự cần thiết vì nó phá vỡ quá trình sinh lý tự nhiên của cây trồng, kìm hãm sự phát triển của cây, làm cây suy yếu, về sau rất khó phục hồi cây.
- Đảm bảo đủ số lá nuôi trái: ở giai đoạn xiết nước tạo mầm, cây sầu riêng dễ gặp tình trạng rụng lá già hàng loạt do stress trong thời gian dài cắt nước, đặc biệt là những vườn xiết nước trên 20 ngày vẫn chưa ra mắt cua. Khi đó, các lá còn lại trên cây trở nên thưa thớt, thiếu lá khi nuôi trái, nếu giai đoạn này còn áp dụng chặn đọt thì cây hoàn toàn thiếu lá nuôi trái dẫn đến thiếu năng xuất và không đạt chất lượng, còn khi áp dụng phương pháp dìu đọt cây sẽ có thêm lá để nuôi trái đạt chuẩn.
Tác giả: Thiên Nhiên
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN