Giai đoạn làm bông là giai đoạn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, mẫu mã, chất lượng và năng suất mùa vụ của bà con. Trong đó giai đoạn trước và trong quá trình xổ nhụy là giai đoạn cây rất mẫn cảm nếu trong quá trình chăm sóc có những sai sót sẽ làm giảm năng suất hoặc gây ra nhiều thiệt hại cho bà con. Trước khi sầu riêng xổ nhụy bà con cần làm gì để giúp tỷ lệ đậu trái cao, hạn chế tình trạng rụng bông hàng loạt. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dinh dưỡng
Khi bông sầu riêng to gần bằng đầu ngón tay bà con cần phun vi lượng và Canxi Bo 10 ngày/lần. Giúp dưỡng bông, nuôi phấn, tăng khả năng thụ phấn, giúp bông chắc khỏe dẻo dai, hạn chế rụng bông.
Bà con cần cung cấp hàm lượng Bo cho bông sầu riêng giúp cuống dẻo, dai, chống rụng bông, tăng tỷ lệ đậu trái.
2. Dàn lá và cơi đọt
Giai đoạn mắc cua 2-3 cm bà con nên dìu đọt cho cây sầu riêng sao cho dàn lá lụa trước khi cây xổ nhụy 10 ngày.
Để dìu đọt cho cây từ giai đoạn mắc cua 2–3cm bà con tưới nhấp nước và bón phân để cây đi đọt đến giai đoạn trước khi xổ nhụy dàn lá sẽ lụa không cạnh tranh di dưỡng với bông.
Trong quá trình xổ nhụy mà cây đi đọt chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với bông làm giảm tỷ lệ đậu trái hoặc bông rụng hàng loạt.
Nếu lá không kịp già trước khi xổ nhụy bà con cần canh phun xịt già lá nhanh, 3 ngày/lần.
3. Tỉa bông
– Đợt 1: Tỉa bỏ những bông đầu cành, tỉa bông ở cành cấp 2. Vị trí những bông ở đầu cành tỷ lệ đậu trái thấp do khả năng nhận dinh dưỡng thấp.
– Đợt 2: Tỉa chùm bông. Tỉa bỏ những chùm bông hướng lên, mọc sai vị trí, bông nhỏ, xấu,yếu, dị dạng, bị nấm bệnh tấn công. Để 4 – 10 chùm bông/cành tùy vào sức khỏe của cây. Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20 – 25cm.
– Đợt 3: Tỉa bông trong cùng một chùm. Ưu tiên giữ lại những chùm bông ra cùng đợt và những chùm bông đẹp, tròn, mập, khỏe, không bị sâu bệnh. Để không quá 10 bông/chùm.
Bà con cần tỉa bông vừa phải không nên tỉa quá nhiều phòng trừ trường hợp rụng bông. Và cũng không nên để bông quá nhiều làm bông thiếu dinh dưỡng, bông không to khỏe dễ bị nấm bệnh.
4. Rửa cây
10 ngày rửa 1 lần giúp rửa trôi các loại sâu rầy, rệp sáp, nhện đỏ gây hại cho bông và cây sầu riêng.
5. Phòng sâu bệnh
Bà con cần phun phòng trừ nấm, sâu bệnh, bọ trĩ 7–10 ngày/lần trước khi cây xổ nhụy.
Giai đoạn đang xổ nhụy bông sầu riêng rất nhạy cảm do đó nếu tình trạng bình thường thì tuyệt đối không phun xịt bất cứ thuốc gì lên bông sầu riêng.
Nếu phát sinh sâu bệnh tấn công nặng trong trường hợp bắt buộc phải phun xịt, bà con nên phun thuốc sinh học không có tính nóng để xử lý tạm thời, phun vào lúc chiều mát.
6. Dọn sạch cỏ, lá cây ở gốc
Giai đoạn xổ nhụy đến lúc cây mang trái giai đoạn này sầu riêng cực kì mẫm cảm với nấm, sâu bệnh. Bà con cần dọn sạch sẽ cỏ, lá cây ở gốc sầu riêng giúp gốc cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh tấn công.
7. Chế độ nước tưới
Từ lúc mắc cua 2–3cm bà con tiến hành tưới nhấp nước, tưới cách ngày đến lúc trước khi xổ nhụy. Không nên bỏ khô cây, cần duy trì độ ẩm nhất định đều đặn cho cây, nếu vườn gặp mưa thì cây sẽ bị sốc nước làm rụng bông hàng loạt.
Trước khi xổ nhụy 2–3 ngày bà con có thể ngưng hoặc giảm lượng nước tưới, tưới khoảng 2/3 lượng nước tưới hàng ngày.
Tác giả: Nguyễn Hiền
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN