CategoriesBản tin kỹ thuật

Rệp Sáp Kéo Theo Nấm Bồ Hóng

Trên cây sầu riêng, rệp sáp là tác nhân gây hại xuất hiện hầu hết ở tất cả các giai đoạn, tuy nhiên rệp sáp gây hại nhiều nhất ở thời kỳ bông gần xổ nhụy và giai đoạn trái non cho đến lúc thu hoạch trái. Thông thường rệp sáp ẩn nấp dưới rễ cây nên giai đoạn nuôi lá rất hiếm thấy rệp sáp.

Hai loại rệp sáp thường gây hại trên bông và trái sầu riêng chính là loài Planococcus sp. (gây hại nhiều trên trái) và Pseudococcus sp. (gây hại nhiều trên lá), thuộc Họ Pseudococcidae, Bộ Hemiptera.

Rệp sáp trên cuống bông sầu riêng
Rệp sáp trên cuống bông sầu riêng

Đặc điểm gây hại của rệp sáp

Rệp sáp xuất hiện, tấn công và gây hại phổ biến nhất trên trái và cả trên bông sầu riêng, rệp sáp bám vào cuống hoa/trái/vỏ sầu riêng rồi chích hút chất dinh dưỡng. Khi trái còn nhỏ, nếu mật độ rệp cao, trái bị biến dạng và rụng, nếu trái lớn thì trái sẽ phát triển kém và bị sượng.

Rệp sáp trên trái sầu riêng non (Nguồn: Internet)
Rệp sáp trên trái sầu riêng non (Nguồn ảnh: Internet)

Rệp sáp hút nhựa cây và bài tiết chất dịch giàu chất đường làm thu hút các đối tượng khác đến gây hại, thường hay thấy nhất đó là nơi nào có rập sáp thì nơi đó có kiến và nấm bồ hóng. Kiến sống bằng cách hút chất dịch do rệp thải ra và bảo vệ rệp bằng cách xua đuổi các thiên địch ăn thịt và ký sinh của rệp, sau khi rệp đã hút hết nhựa, kiến sẽ tha rệp đi nơi khác để tiếp tục gây hại.

Những trái sầu riêng có vỏ ngoài bị nấm bồ hóng bám đầy vết đen dẫn đến mất thẩm mỹ sẽ phân loại vào hàng dạt với giá bán chỉ bằng 1 nửa.

Đặc điểm gây hại của nấm bồ hóng

Phát hiện triệu chứng bệnh trên cả hai mặt lá, nhưng thường ở mặt trên hình thành nên những đốm tròn màu đen trên bề mặt lá. Trên cành và cuống lá cũng có hiện tượng này, chúng thường phát triển ở nơi có mật tiết ra từ côn trùng như trên trái bệnh đốm bồ hóng xảy ra khi trái bị nhiễm rệp sáp.

Rệp sáp và nấm bồ hóng gây hại trên trái sầu riêng
Rệp sáp và nấm bồ hóng gây hại trên trái sầu riêng

Biện pháp phòng và điều trị

Không trồng dày, vệ sinh vườn thường xuyên, tỉa cành thông thoáng đảm bảo vườn không quá ẩm. Những cành cây, trái bị rệp tấn công mạnh nên tỉa bỏ mang ra khỏi vườn tiêu hủy, những trái mọc thành chùm dày cần tỉa bỏ bớt để cho rệp không có chỗ ẩn nấu.

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang ra bông, trái đang phát triển. Tưới thuốc dưới gốc và phun lên cây các như Imidachloprid hoặc Acetamiprid…. Giai đoạn cây đang xổ nhụy hoặc trái non thì cần sử dụng các gốc thuốc có hoạt chất sinh học hoặc thuốc có tính mát để tránh làm ảnh hưởng đến bông và trái non như: Abamectin, Emamectin…

Biện pháp tốt nhất để phòng trừ bệnh đốm bồ hóng là kiểm soát côn trùng, đặc biệt là rệp dính, rệp sáp là những loài tiết ra mật ngọt giúp nấm phát triển.

Có thể kết hợp các thuốc trừ nấm như Mancozeb, Maneb với các loại thuốc trừ sâu sẽ đem lại hiệu quả cao.

Phun nước bằng vòi phun có áp lực cao để tẩy rệp và vết bồ hóng trên vỏ trái sầu riêng.

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về rệp sáp và nấm bồ hóng trên sầu riêng, tôi hy vọng bài viết có thể cung cấp được cho anh/chị các thông tin thực tế và kịp thời phòng ngừa rệp sáp ở giai đoạn nuôi bông và nuôi trái để mãu trái sầu riêng được màu vở đẹp, không bị dạt những trái tròn đều oan uổn vì vỏ có rệp và nám đen. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc bà con xin liên hệ:
☎️ 0785.888.689 hoặc 0785.988.689
YouTUBE: THIÊN NÔNG 689
7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *