CategoriesBản tin kỹ thuật

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI TRÁI TRÊN SẦU RIÊNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

CTY CP XNK Thiên Nông 689 Xin kính chào quý bà con

Hiện nay ở một số tỉnh miền Cao Tây Nguyên và một số tỉnh MIỀN TÂY mưa nhiều gây nên tình trạng Nấm thối trái, một loại bệnh nguy hiểm thường gặp trên vườn cây sầu riêng đang cho trái, mưa nhiều cũng là tác nhân xúc tác làm nấm thối trái lây lan mạnh hơn nữa.
    1. NGUYÊN NHÂN
        – Bệnh thối trái trên cây sầu riêng thường xuất hiện vào mùa mưa, sương mù xuất hiện nhiều, nhiệt độ trong vườn sầu riêng thấp, độ ẩm cao, vườn thoát nước kém, rậm rạp, không thông thoáng , không được cắt tỉa, nấm bệnh dễ dàng phát sinh mạnh và lây lan nhanh trên diện rộng khắp vườn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
        – Mưa dư nước dư ẩm , xâm nhập nước vào các tế bào trái làm mất liên kết và dễ gây nứt gai làm cho các nấm bệnh dễ xâm nhập. Nước mưa dính vào trái làm cho nấm dễ dàng kí sinh, xâm nhập vào trái.
    2. CƠ CẤU CỦA BỆNH.
        – Do Nấm Phytophthora Palmivora thuộc họ Pythiaceae, bộ Penoporale, lớp Oomycetes. Sợi nấm không màu, không vách ngăn, đơn bào, kích thước không đều, bào tử túi mang hình trứng hay hình quả chanh, trên đầu có nuốm hoặc không có nuốm, bênh trong cơ cấu như dạng hạt nhỏ li ti, không màu, trong suốt. Bào tử hình cầu hoặc hình thận có hai lông roi, di chuyển rất nhanh trong nước, nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25-30C.
        – Nấm Phytophthora sống trong đất dưới hình thức các sợi nấm hoặc các bào tử có vách dày hay còn gọi là noãn bào tử, các noãn bào tử tồn tại hàng năm trong đất. Khi đất ẩm, các noãn bào tử nảy mầm cho ra các sợi nấm, các sợi nấm sinh ra các bào tử nang, các bào tử nang chứa các cá thể gây bệnh gọi là động bào tử . Các động bào tử chỉ phóng thích ra ngoài bào tử nang để gây bệnh khi đất bị đọng nước, sũng nước. Khi ra ngoài các động bào tử dùng lông roi bơi tới các rễ cây để gây bệnh hay bơi theo các dòng nước mưa để tới các nơi khác trong vườn, làm bệnh lây lan rất nhanh. Vườn bị ngập nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn. nấm
trong đất phát triển mạnh trong mùa mưa.
    3. BIỂU HIỆN:
        – Trên thân cây : vết bệnh ban đầu là các đốm nâu , xám, sậm màu, hơi ướt. Sau đó khi bệnh nặng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Vỏ các bộ phận bị nấm tấn công sẽ bị nứt, và chảy ra các giọt nhựa trong vàng, kể cả phần gốc của cây khi nhiễm bệnh cũng sẽ chuyển sang màu nâu.
        – Trên lá cây : lá bị nhiễm bệnh sẽ khiến lá bị khô vàng như bị cháy , vết bệnh là phần lá bị cháy trung tâm có màu nâu, xung quanh vết bệnh màu xám nhứ bao phủ một lớp phấn xám. Bệnh sẽ làm khô cháy lá và rụng hàng loạt.
        – Triệu chứng trên trái : quả sầu riêng bị nấm bệnh tấm công sẽ bị thối hàng loạt. Vết bệnh ban đầu là những chấm nâu nhỏ xuất hiện trên vỏ trái , thường thấy ra ở phần đít trái ,bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời vết bệnh sẽ lan rộng ra có màu xám đen ( tùy vào vùng địa chất và khí hậu ), bệnh phát triển thành từng lỗm lan rộng và ăn sâu vào phần thịt trái, làm phần thịt trái bị thối nhũn và có mùi hôi chua khó chịu. Làm trái bị nhỏ , chín sớm, bệnh nghiêm trọng làm thối cả trái kể cả sau khi thu hoạch nấm bệnh vẫn có thể gây hại khi đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.
    4.TÁC HẠI
        Phytophthora gây hại hầu như tất cả các phần trên cây Sầu Riêng. Từ rễ, gốc, thân , cành, hoa, trái . Vì là bảo tử nên cũng lây lan qua gió, gặp thời tiết mưa dầm, độ ẩm cao nó còn gây hại cho thân, cành, lá và trái.

Ảnh 1.1: Nấm Phytophthora gây hại trên cây sầu riêng ảnh chụp dưới kính hiển vi

        Ẩm cao dưới gốc tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ tấn công vào rễ cây sầu riêng gây nên thối trái. Rãi phân không đồng đều gây nên ngộ độc phân, bón phân không hợp lý có thể gây ngộ độc phân bón cho cây, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất và có thể làm chết cây. Thiên Nông 689 khuyến nghị bà con nên rãi phân từ nữa phần tán ra đến ngoài rìa tán không nên rãi phân sát vào gốc dễ dẫn đến tình trạng rễ không hấp thu kịp gây nên tình trạng ngộ độc phân. Bệnh thối trái là loại bệnh vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và năng xuất mùa màng. Làm cây chậm phát triển, rụng lá, trái thối hàng loạt, trái cong queo, méo mó, trái chậm lớn hoặc không lớn, rụng trái hàng loạt. Làm giảm năng xuất, mất mùa ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và công chăm sóc.
    5. BIỆN PHÁP 
        Chọn cây giống tốt, khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, không bị nhiễm bệnh trong quá trình cấy ghép. Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày. Thăm vườn thường xuyên theo sự phát triển của cây và nấm bệnh , dịch hại.
        Cân đối dinh dưỡng song song đó Thiên Nông 689 khuyến nghị bà con nên rãi phân bung đều từ nữa phần tán ra đến ngoài rìa tán không nên rãi phân sát vào gốc dễ dẫn đến tình trạng rễ không hấp thu kịp dinh dưỡng gây nên tình trạng ứ đọng tồn dư lượng phân quá lớn làm ngộ độc phân. Xẻ rãnh tạo thoát nước Cây sầu riêng không có khả năng chịu nước đọng. Cho nên để tránh nước đọng gây thối rễ, trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con, bà con nông dân cần phải chú ý tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Phát cỏ luôn tạo độ thông thoáng, lớp cỏ bao phủ sẽ làm giữ ẩm dễ làm cho nấm bệnh kí sinh và chờ cơ hội tấn công. Cắt tỉa tạo tán cây sầu riêng theo định kỳ.
        Tiêu hủy những trái bị nấm tránh tình trạng lây lan, bà con có thể đào hố rãi vôi bỏ trái bệnh vào hố sau đó rãi vôi và lấp hố lại với cách này sẽ tránh được nấm bệnh theo đường nước ngầm hoặc hướng gió phát tán lại, cần kiểm tra trái rụng, nếu có vết bệnh cần xử lý gấp, mang những trái bệnh ra xa vườn xử lí.
         Bổ sung các chất trung vi lượng qua rễ làm cho chắc khỏe rễ, dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Cung cấp dinh dưỡng cho rễ vì rễ là nơi hấp thụ và cung cấp chất dinh dưỡng chủ đạo và thiết yếu cho cây nên việc bổ sung chất dinh dưỡng cho rễ là vô cùng quan trọng. Khi có bộ rễ phát triển tốt, khỏe mạnh sẽ hình thành nên những long hút giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, bộ rễ khỏe giúp cây có thêm sức mạnh đề kháng với các loại nấm bệnh. Quý bà con có thể tham khảo thêm dòng sản phẩm của Thiên Nông 689 1 Can vi lượng xanh + 1 Vi lượng tạo rễ pha 400l nước tưới gốc.
        Trị nấm bệnh trực tiếp phun trên trái bà con có thể tham khảo sử dụng dòng sản phẩm đặc trị nấm bệnh sản phẩm Sạch Bệnh với hoạt chất Difenoconazole. Cách hoạt động chính của Difenoconazoleức chế quá trình biosynthesis của sterol, một thành phần quan trọng của màng tế bào nấm, do đó ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của nấm.
        Đồng thời bà con có thể kết hợp với sản phẩm Trị Bệnh Thalonil 75 wp với hoạt chất Chlorothalonil (còn được gọi là Daconil, Bravo, hoặc 1,3-dicyanotetrachlorobenzene) là một hợp chất hữu cơ được sử dụng chủ yếu như một loại thuốc trừ nấm phổ rộng. Đây là sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường. Với 2 sản phẩm Sạch Bệnh và Trị Bệnh bà con có thể kết hợp pha với liều lượng 400l nước phun qua trái để đặc trị bệnh thối trái, nấm trái trên cây sầu riêng.

Thiên Nông 689 luôn trân trọng cảm ơn và các góp ý bổ sung từ quý ông bà , cô chú và các anh chị em. Xin chào, xin hẹn gặp lại.

Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                        

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *