CategoriesBản tin kỹ thuật

BỆNH CHÁY LÁ THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

Vào mùa mưa, là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm bệnh gây hại cho các loại cây nhưng đáng chú ý hơn là trên cây sầu riêng. Trong đó, bệnh cháy lá hay còn gọi là cháy lá thán thư là bệnh thường gặp trên cây sầu riêng. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá của cây, làm cháy lá, khô lá, khi bệnh nặng có thể gây rụng lá, trơ cành từ đó làm giảm khả năng quang hợp của cây dẫn đến suy cây, chết cây. Bệnh xuất hiện thường xuyên trên cây trồng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, làm giảm năng suất mùa vụ và chất lượng trái.
Bài viết hôm nay sẽ giúp cho bà con biết được đặc điểm nhận biết phát hiện bệnh và cách phòng trừ loại bệnh này.
    + Biểu hiện của bệnh:
        Khi nhiễm bệnh lá sẽ có vết cháy và khô. Lúc đầu, khi bệnh nhẹ lá sẽ bị cháy từ điểm chót dao động 1-2 cm. Khi bệnh nặng, lá sẽ bị loan dần rộng ra cháy từ 1/3 đến nửa lá theo hướng từ dưới lên trên. Mật độ tỷ lệ lan rộng rất nhanh nếu không phát hiện sớm sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền, vần vần hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá.
    + Nguyên nhân và điều kiện phát sinh:
        – Bệnh cháy lá thán thư trên sầu riêng phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm cao, vườn trồng với mật độ dày, rậm rạp, không thông thoáng, ánh sáng ít, cây suy yếu, kém phát triển. Trong các vườn ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt. Bệnh cũng phổ biến ở vườn sầu riêng trồng trên đất xấu, bạc màu, thiếu dinh dưỡng, không thường xuyên cải tạo đất và phòng trị nấm bệnh trong đất.
        – Bệnh xuất hiện trong nhiều giai đoạn của cây nhưng xuất hiện nhiều vào lúc tạo mầm, nuôi bông và trái, thời điểm này lá và cây dồn hết dinh dưỡng để nuôi bông và trái nên bệnh dễ tấn công vào lá. Bệnh xuất hiện nhiều tại khu vực các tỉnh ở VIỆT NAM , trong đó đặt biệt là miền Tây do điều kiện địa chất đất và khí hậu dễ cho bệnh phát triển.
        – Bên cạnh đó, do nhà vườn sử dụng quá nhiều phân bón hóa học nên pH đất sẽ bị tụt giảm làm rễ kém phát triển, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cây suy yếu dễ cho bệnh tấn công.
        – Khi sử dụng thuốc tạo mầm chặn đọt sầu riêng nhà vườn phun quá nhiều thuốc chứa lân và kali, làm cho lá bị cứng và thô dẫn đến cháy lá thán thư.
        – Ngoài ra, khi nhà vườn sử dụng phân để tạo mầm hoặc nuôi bông sẽ làm cháy và thối rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh thán thư vùng rễ phát triển, sau đó lan rộng ra khắp vùng rễ cây rồi dần đến lá cây. Khi cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, thì bộ lá bên trên sẽ có biểu hiện bệnh nặng và rõ ràng hơn. Khi vùng rễ bị nấm thán thư tấn công, có thể gây ra bệnh thối trái và cháy múi sầu riêng, vào giai đoạn nuôi trái.
    Biện pháp phòng trừ:
        – Để hạn chế bệnh cháy lá thán thư, nhà vườn cần lưu ý bổ sung thêm vi lượng cho cây qua vùng rễ, hoặc phun trực tiếp lên trên lá để tăng sức đề kháng cho cây.
        – Nên sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học, cải tạo đất tạo môi trường cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển để nắm bệnh không thể xâm nhập, cung cấp dinh dưỡng cho cây giúp ổn định pH, giúp cây phát triển bộ rễ khỏe, hấp thụ được nhiều dinh dưỡng.
        – Bà con nên thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sự phát triển của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
        – Cắt tỉa cành cho vườn được thông thoáng, tránh rậm rạp dẫn đến cạnh tranh ánh sáng và phát sinh nấm bệnh. Cắt tỉa các cành mọc vượt, cành mọc đan vào nhau, cành không có khả năng cho trái, các cành nhỏ li ti không cần thiết và cành nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng , cắt bỏ những cành có góc lơi 45* độ. Cắt tỉa bỏ những cành bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho cả vườn
        – Tưới nước cho cây sầu riêng với lượng nước vừa đủ và đúng thời điểm, nên tưới cây vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm, nên tưới nước xung quanh tán cây, hạn chế tưới quá nhiều nước vào phần góc của cây, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong một thời gian dài.
         – Trường hợp cây bị bệnh nhẹ, nhà vườn có thể phun thuốc PHÒNG BỆNH kết hợp VI LƯỢNG VL1, pha với 400 lít nước giúp phòng bệnh và tăng đề kháng cho cây.
        – Đối với những cây bị bệnh nặng, nhà vườn có thể dùng thuốc SẠCH BỆNH kết hợp thuốc PHÒNG TRỊ BỆNH pha cho 400 lít nước, tưới xung quanh gốc và tán lá cây giúp năng ngừa nấm bệnh lây lan và phát tán.

  + Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc – Đúng liều – Đúng lúc – Đúng cách khi sử dụng thuốc.
  + Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
Xin chân thành cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết!

Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                        

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *