CategoriesBản tin kỹ thuật bản tin nông nghiệp

BỆNH ĐỐM LÁ MẮC CUA TRÊN SẦU RIÊNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

Thiên Nông 689 xin chào quý bà con

    Đối với người dân trồng sầu riêng có lẽ sẽ không còn xa lạ gì với bệnh đốm lá mắt cua. Bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây và cần phải phát hiện kịp thời, tìm ra cách phòng trị để giúp cây phục hồi và phát triển bình thường. Dù là một bệnh quen thuộc nhưng có không ít người dân vẫn chưa tìm ra được biện pháp điều trị. Hãy cùng Thiên Nông 689 tìm hiểu về bệnh đốm lá mắc cua trên sầu riêng và biện pháp quản lý bệnh đốm lá mắc cua nhé !

 

  1. Bệnh đốm mắt cua ở cây sầu riêng là gì?

      Bệnh đốm mắt cua hay còn có tên gọi khác là rỉ sét là một bệnh phổ biến ở cây sầu riêng, căn bệnh này có tác động lớn tới sự sinh trưởng của cây trồng. Từ đó, năng suất và chất lượng của trái sầu riêng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu như căn bệnh này không được phát hiện và xử lý một cách kịp thời.

  2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng

     + Bệnh đốm mắt cua ở cây sầu riêng được gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như thời tiết ẩm ướt cây sẽ dễ dàng bị vi khuẩn này xâm nhập. Thêm vào đó, khi nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng từ 20-30 độ C sẽ là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn này sinh trưởng và hoạt động mạnh mẽ hơn. Nếu cây sầu riêng không được chăm bón đầy đủ khiến sức đề kháng của cây giảm thì điều đó sẽ làm cây dễ mắc bệnh hơn cũng như dễ bị nhiễm bệnh hơn. Các cành non và lá non là những nơi bị tấn công mạnh nhất.

  3. Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Đốm Lá Mắt Cua Ở Cây Sầu Riêng :

    + Bệnh đốm lá mắc cua thường phát triển nhiều ở khu vực các Tỉnh Miền Đông, những nơi có không khí lạnh, nhiệt độ thấp ( dưới 18°C ) và phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ dưới 14°C, do thiếu ánh sáng quang hợp, bệnh tấn công vào mô tế bào của lá non, bệnh sẽ lan rộng hơn nếu không kịp thời phát hiện sớm.

    + Ban đầu trên vùng lá cây sẽ xuất hiện những vết chấm màu đen hình kim châm và gặp ở những chiếc lá non. Khi vết bệnh lớn lên, to dần ra kích thước dao động từ 3 – 5mm, xung quanh vết bệnh có viền màu vàng nhạt.

    + Bệnh tấn công vào giai đoạn đọt non, lá non hoặc lá lụa, rất ít xâm nhập vào lá già.

  • Trên lá: Hai mặt lá cây xuất hiện đốm vàng, ban đầu chúng có thể rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được xử lí kịp thời thì chúng sẽ lan rộng ra thành các đốm to hơn và có màu nâu nhạt.
  • Trên quả: Khi bị bệnh đốm mắt cua vỏ của quả sầu riêng sẽ có các đốm nấm đen. Vết nấm có đường viên nhô lên bao bên ngoài còn ở bên trong là mô đã chết. Nếu cây nhiễm bệnh ở mức độ nặng thì quả của cây có thể bị mất nước, biến dạng và dẫn tới rụng sớm.

  4. Bệnh đốm mắt cua hại sầu riêng như thế nào?

    Bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và năng suất của cây:

  • Giảm khả năng quang hợp: Các vết đốm trên lá làm diện tích lá giảm, từ đó làm giảm hiệu quả quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
  • Biến dạng quả: Khi bệnh lan tới quả sẽ làm biến dạng, quả có thể bị hỏng từ đó giảm giá trị của chúng.
  • Giảm năng suất: Do sức khỏe của cây bị giảm, năng suất của cây cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Khó kiểm soát bệnh: Vì vi khuẩn có thể lan truyền qua gió và mưa khiến việc kiểm soát bệnh đốm mắt cua ở số lượng cây lớn gặp nhiều khó khăn.

  5. Phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng như thế nào?

    Dù đã phòng bệnh kỹ càng xong cây vẫn có thể mắc bệnh, khi đó bà con nông nên tiến hành các bước sử lý như sau:

      Bước 1: Cắt tỉa lá, quả và những cành bị bệnh tránh tình trạng lây lan bệnh cho toàn vườn

      Bước 2: Đảm bảo quản lý hiệu quả bệnh đốm lá mắc cua thì bà con có thể sử dụng thuốc       Phòng Bệnh ( HAKIVIL 5SC ) kết hợp với Vi Lượng VL1 ( Áo Giáp Kẽm AV13 )                hoặc thuốc Phòng Trị Bệnh ( NEKKO 69WP ) cộng với Vi Lượng VL1 ( Áo Giáp Kẽm AV13 ). Pha 400 lít nước và phun vào sáng sớm.

  • Chăm bón đầy đủ cho cây: Việc cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng và các chất khoáng cần thiết làm tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây có sức chống chọi tốt hơn với bệnh cũng như giảm khả năng lây nhiễm bệnh
  • Cắt bỏ cành bệnh: Chú ý hơn tới các cành non và lá non vì đây là những nơi bị tấn công mạnh, khi cây bị nhiễm bệnh thì cắt bỏ những cành nhiễm bệnh để tránh lan sang các cây khác
  • Mật độ trồng: Phân bố khoảng cách giữa các cây hợp lý để phòng tránh lây nhiễm
  • Vệ sinh vườn: Chú ý thường vệ sinh các công cụ làm nông để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh
  • Cải tạo đất: Trước khi trồng và thu hoạch nên cải tạp đất để giúp tăng độ tơi xốp và loại bỏ được mầm bệnh có trong đất.

    *** Khuyến khích bà con sử dụng biện pháp an toàn khi phun xịt thuốc:

       – Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

       – Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ như:

        + Đeo găng tay

        + Mang khẩu trang

        + Đeo mặt nạ bảo hộ

        + Mang đồ bảo hộ

        + Mang ủng.

      – Pha thuốc đúng liều

      – Không phun ngược chiều gió

      – Thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ sau khi phun thuốc

      – Bảo quản thuốc đúng cách.

 

Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây sầu riêng mạnh khỏe. Mọi thắc mắc xin kính mời quý bà con liện hệ và hotline 0785.888.689 hoặc 0785.988.689 để được tư vấn miễn phí

Thiên Nông kính chúc quý bà con mùa màng bội thu!!!!!

Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                        

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *