Xin chào quý nhà vườn. Được biết việc kiểm soát rầy hại sầu riêng kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cây đặc biệt là giai đoạn ra hoa và mang trái, nếu như lúc này bộ lá bị rầy tấn công thì sẽ dẫn đến tình trạng cây bị thiếu lá và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của cây, việc phun thuốc rầy định kì là một điều không thể thiếu trong từng giai đoạn của cơi lá. Tuy nhiên một số trường hợp dù đã phun thuốc phòng nhưng rầy vẫn tấn công mạnh mẽ mà chưa rõ nguyên nhân. Hôm nay mời quý Anh/Chị nhà vườn mình cùng Thiên Nông 689 tìm hiểu về vấn đề này nhé !
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng dù đã phun thuốc nhưng rầy vẫn tấn công
1.Sử dụng thuốc không đúng loại hoặc không phù hợp:
Nếu bạn chọn thuốc không đặc hiệu đối với loại rầy bạn đang gặp phải, hoặc thuốc không có tác dụng diệt rầy hiệu quả, thuốc sẽ không thể tiêu diệt hoàn toàn rầy.
2.Pha thuốc không đúng tỷ lệ:
Việc pha thuốc quá loãng hoặc quá đậm đặc có thể làm giảm hiệu quả. Nếu thuốc quá loãng, không đủ lượng hoạt chất để diệt rầy; còn nếu quá đậm đặc, thuốc có thể gây độc cho cây trồng hoặc không phát huy hiệu quả diệt côn trùng.
3.Thời tiết không thuận lợi:
Phun thuốc trong điều kiện mưa, gió mạnh hoặc quá nóng có thể làm thuốc bị rửa trôi, bay hơi hoặc phân hủy trước khi thuốc có thời gian tác động lên rầy. Thời điểm tốt nhất để phun thuốc là vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi thời tiết ổn định.
4.Phun không đều:
Nếu thuốc không được phun đều và đủ vào các bộ phận của cây, đặc biệt là mặt dưới lá, nơi rầy thường trú ẩn, thì hiệu quả diệt rầy sẽ không cao. Cần đảm bảo phun thuốc kỹ lưỡng và đều đặn trên toàn bộ cây trồng.
5.Rầy đã kháng thuốc:
Trong trường hợp sử dụng thuốc nhiều lần hoặc liên tục một loại thuốc, rầy có thể phát triển khả năng kháng thuốc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trong những lần phun sau.
6.Thuốc bị hư hỏng hoặc hết hạn:
Sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách (nhiệt độ quá cao, ánh sáng trực tiếp, độ ẩm cao) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
7.Đặc điểm của cây trồng:
Nếu cây có lá dày, tán lá quá rậm, lá chưa mở hết mà rầy đã ẩn nấp trong phần kẹp lá điều này sẽ khiến thuốc khó thể len lõi vào bên trong. Những cây bị stress cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc.
8.Lượng thuốc phun và thời gian không đủ:
Nếu lượng thuốc phun không đủ để phủ toàn bộ bề mặt lá hoặc không đủ để thuốc thấm vào cây, sẽ làm giảm hiệu quả diệt rầy. Phun thuốc quá sớm hoặc quá muộn trong chu kỳ phát triển của rầy có thể làm thuốc không đủ thời gian để tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của chúng.
Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây trồng được mạnh khỏe, xin mời các bạn truy cập vào trang web thien nong 689 của chúng tôi mỗi ngày để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!!!
THIÊN NÔNG 689 HỖ TRỢ KỸ THUẬT TRÊN TOÀN QUỐC
MỌI THẮC MẮC BÀ CON LIÊN HỆ
☎️ 0785.888.689
🅾️ YouTUBE: THIÊN NÔNG 689 http://www.youtube.com/@thiennong689-tuvankythuatc8
👩💻website : https://thiennong689.com.vn
📮 kythuatthiennong689@gmail.com
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!