CategoriesChương trình khuyến mại

CHĂM SÓC HỒ TIÊU

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689

 

Thiên Nông 689 xin chào quý bà con!!!

Cây hồ tiêu (Piper nigrum) là một loại cây trồng quen thuộc, chủ yếu được sử dụng để sản xuất tiêu, gia vị phổ biến trong ẩm thực của nhiều quốc gia. Cây hồ tiêu thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Ấn Độ và Đông Nam Á. Hồ tiêu là loại cây thân leo, có thể vươn dài tới 10–15m nếu được hỗ trợ leo lên giàn hoặc cây khác.

Hồ tiêu không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất, và có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa.

Chăm sóc cây hồ tiêu trong giai đoạn mang trái là rất quan trọng để cây có thể phát triển tốt và cho năng suất cao. Hôm nay mời quý Anh/Chị nhà vườn cùng Thiên Nông 689 tìm hiểu về giai đoạn này nhé!!!

Một số yếu tố cần có để đạt được một mùa hồ tiêu năng suất.

1    Cung cấp đủ nước

Cây hồ tiêu cần độ ẩm ổn định trong suốt quá trình phát triển trái. Trong giai đoạn mang trái, cần cung cấp nước đều đặn nhưng không để đất bị ngập úng.

Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm hư hại bộ rễ của cây.

2   Bón phân hợp lí

Bón phân hữu cơ: Cung cấp phân hữu cơ như phân chuồng đã hoai mục và các dòng vi lượng tưới để cải thiện độ tơi xốp của đất và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Có thể bổ sung các dòng phân đạm, lân, kali: Giúp cân đối, cung cấp đủ đạm (N), lân (P) và kali (K). Và điều đặc biệt trong giai đoạn mang trái, cần chú trọng vào việc bổ sung kali để giúp quả phát triển tốt và tăng khả năng chống chịu bệnh.
Nhà vườn có thể tham khảo quy trình bên dưới vào giai đoạn mang trái

Tưới phân lần đầu vào đầu mùa mưa bằng Vi Lượng Xanh + Vi Lượng Tạo Rễ giúp ngừa nấm, bổ sung vi lượng cho lá, giúp xanh, bóng trái, tăng sức đề kháng và ngừa chế dây.

Tưới phân lần hai khi cây bắt đầu ra hoa bằng các dòng Phục Hồi Thần Tốc + Dưỡng Chất B, giúp cung cấp thêm lân và vi lượng để giúp nuôi dây, lá, hoa và tăng tỉ lệ đậu trái.

Tưới dinh dưỡng lần ba khi trái đang giai đoạn phát triển bằng Dưỡng Chất C+ Hữu Cơ Vi Lượng giúp nặng hạt, lá xanh dày, hạn chế cháy lá, và tăng nâng xuất cây cực kì hiệu quả.
Nên kết hợp phun các dòng thuốc bệnh trên lá định kì bằng các dòng như Phòng Bệnh + Phòng Trị Bệnh để hạn chế tình trạng nấm hồng, rỉ sắt,…, và các bệnh thường gặp trên cây tiêu.

  1. Cắt tỉa và tạo hình cây

Cắt bỏ các cành nhánh yếu, hư hỏng, hoặc không còn khả năng ra hoa trái để cây tập trung dinh dưỡng vào việc phát triển trái.

Kiểm tra và cắt tỉa các dây leo bị hư hại hoặc bị sâu bệnh để giữ cho cây khỏe mạnh.

  1. Kiểm soát sâu bệnh

Bệnh nấm: Hồ tiêu rất dễ bị các bệnh nấm như bệnh đốm lá, bệnh thối gốc, thối rễ. Nhà vườn nên phun phòng trừ bệnh định kì cho vườn

Sâu bệnh: Cần kiểm tra thường xuyên các loại sâu như sâu đục thân, sâu ăn lá. Dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và an toàn để kiểm soát sâu bệnh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Thuốc trừ sâu sinh học: Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để hạn chế tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của cây.

  1. Giàn leo và hỗ trợ

Trong giai đoạn mang trái, nếu cây hồ tiêu được trồng trên giàn, cần kiểm tra giàn cây để đảm bảo cây không bị gãy, đổ do trọng lượng của quả. Cần chắc chắn rằng cây có đủ không gian để phát triển.

Kiểm tra giàn leo và gia cố nếu cần thiết.

Để áp dụng được thực tế của mỗi vườn, quý bà con có thể liên hệ về số điện thoại 0785.888.689 để được tư vấn.

THIÊN NÔNG 689 HỖ TRỢ KỸ THUẬT MIỄN PHÍ TRÊN TOÀN QUỐC
📞 7h30 – 17h00
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *