CategoriesBản tin kỹ thuật bản tin nông nghiệp

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI NON SẦU RIÊNG SAU KHI XỔ NHỤY

Nguyên nhân gây rụng trái non ở sầu riêng có thể kể đến như sự thiếu hụt dinh dưỡng, tình trạng mất cân bằng phân bón, sự tác động của thời tiết như nắng nóng hay mưa nhiều, cũng như sự tấn công của sâu bệnh, tưới nước không hợp lý, dẫn đến rụng trái non. Việc không điều chỉnh đúng chế độ dinh dưỡng, bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến cây ưu tiên phát triển chồi và lá non, gây tranh giành dinh dưỡng giữa các phần của cây, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trái và ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng về sau. Hôm nay, mời quý nhà vườn cùng Thiên nông 689 tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân cũng như cách khắc phục những vấn đề này nhé.

Rụng sinh lý ở cây

Cây sầu riêng có cơ chế sinh lý đặc biệt. Sau khi đậu trái, cây sẽ tự động rụng một số trái non để tập trung dinh dưỡng nuôi dưỡng số lượng trái còn lại. Do đó, điều cần làm là phải loại bỏ những hoa, trái không đạt chất lượng, trái nhỏ, hoa nhỏ, hoa mồ côi,…  trên một cây có thể để nhiều cổ trái nhưng tuyệt đối không để nhiều cổ trên một cành, điều này sẽ khiến chúng đào thải một cách quá mức mà chúng ta sẽ không kiểm soát được số lượng. Khi nhà vườn chọn phương pháp tuyển bỏ bớt bông, trái không hợp lý thì điều này sẽ giúp những trái còn lại có thể hấp thu dinh dưỡng và phát triển một cách tốt nhất.

 Dinh dưỡng không cân đối

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sự phát triển của cây sầu riêng, đặc biệt là cây đang trong giai đoạn sinh sản. Các nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng bao gồm:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Khi cây thiếu các vi lượng như Bo, Canxi, Lân, Kali,… trái non sẽ không phát triển tốt, dễ bị rụng, tháo tần rời.
  • Mất cân bằng phân bón:
    • Thừa đạm: Bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến cây tập trung phát triển đọt non và lá non, thay vì nuôi dưỡng trái. Điều này sẽ làm giảm khả năng nuôi trái khiến đọt, lá non cạnh tranh dinh dưỡng với trái bên trong dẫn đến tìn trạng trái bị rụng.
    • Thiếu Kali: Kali giúp củng cố cuống trái và giúp trái phát triển khỏe mạnh. Thiếu Kali sẽ khiến cuống trái yếu, dễ bị rụng.

 Thời tiết và điều kiện khí hậu

  • Mưa nhiều và độ ẩm cao: Khi mưa kéo dài, các loại nấm bệnh dễ phát triển, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây và gây rụng trái non.
  • Nắng nóng, gió mạnh: Nắng nóng kéo dài và gió mạnh có thể làm cây mất nước, giảm khả năng trao đổi chất của cây, khiến trái non dễ bị rụng.
  • Biến đổi khí hậu: Những thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao, khiến cây bị sốc nhiệt, làm cây không kịp thích nghi, dẫn đến tìm trạng rụng trái non hàng loạt.

Một số yếu tố kỹ thuật chăm sóc cũng có thể góp phần làm trái non rụng:

  • Tưới nước không hợp lý: Tưới quá nhiều hoặc quá ít, tưới nước vào trưa nắng, tưới thẳng gốc, hoặc khi ngừng tưới nước quá lâu mà gặp phải những cơn mưa trái mùa, những điều này gây ra hiện tượng sốc nước ở cây, dẫn đến tình trạng rụng trái non hàng loạt.
  • Tàn dư của bông dưới gốc không được dọn : Việc dọn tàn dư bông sau khi xổ nhụy rất quan trọng. Nếu không dọn kịp thời, tàn dư sẽ giữ ẩm lâu, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển,khiến bộ rễ suy yếu, làm cây không hấp thụ được dinh dưỡng. Đồng thời, điều này cũng tạo môi trường ẩm độ cao quanh gốc dễ dẫn đến hiện tượng “buôn tần rời”, gây rụng trái non và giảm chất lượng trái. Dọn dẹp tàn dư giúp đất thông thoáng, giảm nguy cơ sâu bệnh và giúp cây hấp thụ dinh dưỡng và kiểm soát độ ẩm tốt hơn.

Biện pháp khắc phục sầu riêng bị rụng trái non

Điều chỉnh chế độ tưới nước:

  • Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào giữa trưa khi nắng nóng.
  • Đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ, không quá nhiều hoặc quá ít, khi cầm thử phần đất dưới gốc cảm nhận được độ ẩm nhẹ, không quá ướt hoặc để quá khô.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối:

  • Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali và các vi lượng. Cần bổ sung Boron, Canxi để giúp cuống trái chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng rụng trái, nứt gai, nứt cuốn.
  • Hạn chế bón quá nhiều phân đạm để tránh tình trạng tế bào của trái lớn nhanh quá mức, gây hiện tượng nứt gai, nứt vỏ và để cây không phát triển quá nhiều lá và chồi mới, làm giảm khả năng nuôi dưỡng trái.

Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả:

  • Sâu đục thân, đục cành: Những loài sâu này phá hỏng hệ thống mạch dẫn của cây, làm giảm khả năng vận chuyển dinh dưỡng nuôi trái, khiến trái thiếu hụt dinh dưỡng gây rụng

  • Rệp sáp, nhện đỏ: Chúng hút nhựa cây, hút chất diệp lục trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm cây suy yếu và không đủ sức nuôi trái.

     

  • Nấm bệnh: Các loại nấm như Phytophthora và Colletotrichum có thể gây hại cho lá, cành và thân, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cây, khiến cây suy yếu, từ đó gây rụng trái non.
  • Phun phòng ngừa sâu bệnh định kì, tốt nhất là 7 ngày phun 1 cử để tránh tình trạng sâu bệnh tấn công ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trái non sầu riêng
  • Hạn chế phun các dòng thuốc nóng, thuốc dạng nhiễu dầu lên trái non sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trái. Nên chọn những dòng thuốc cốm, thuốc sinh học dạng sữa kết hợp với các dòng trung vi lượng dưỡng trái nhằm hỗ trợ trái phát triển một cách tốt nhất.

Giữ ẩm cho đất:

  • Giữ một lớp cỏ cách gốc tầm 1-1,5m để giữ ẩm cho đất trong điều kiện khô nóng, giúp giảm sốc nhiệt cho cây vào mùa nắng nóng
  • Giúp hạn chế sự bốc hơi nước, bảo vệ rễ cây khỏi tác động của nhiệt độ cao và điều hòa nhiệt độ đất.

Từ 15-20 ngày sau khi xổ nhụy, nhà vườn có thể cung cấp dinh dưỡng theo công thức như sau 1 chai Best Bo + 1 chai Phòng Bệnh + 1 chai Rầy Bọ Trĩ  pha liều 400 lít giúp cung cấp dinh dưỡng, dai cuốn, phòng trừ nấm bệnh và rệp sáp hiệu quả.

Việc rụng trái non ở sầu riêng là một vấn đề phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hụt dinh dưỡng, sự mất cân đối trong bón phân, tác động của thời tiết khắc nghiệt và những yếu tố kỹ thuật chăm sóc chưa hợp lý. Để giảm thiểu tình trạng này, nhà vườn cần chú trọng đến việc cân đối chế độ dinh dưỡng, tưới nước hợp lý, và phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, việc dọn dẹp tàn dư bông và giữ ẩm cho đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển ổn định của cây. Nếu áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật và chăm sóc khoa học, nhà vườn có thể cải thiện tình hình rụng trái non hiệu quả.

Thiên Nông 689 xin cảm ơn quý bà con đã đồng hành cùng Thiên Nông 689 trên hành trình trang bị thêm kiến thức kỹ thuật chăm bón cho cây trồng được mạnh khỏe và thực tế mỗi vườn đều áp dụng bước sử lý và quy trình chăm sóc khác nhau, để rõ hơn, nhà vườn nên liên hệ về số điện thoại 0785.888.689 để đội ngũ kỹ thuật Thiên Nông 689 hỗ trợ nhé.

THIÊN NÔNG 689 HỖ TRỢ KỸ THUẬT MIỄN PHÍ TRÊN TOÀN QUỐC
MỌI THẮC MẮC BÀ CON LIÊN HỆ
☎️ 0785.888.689
🅾️ YouTUBE: THIÊN NÔNG 689 http://www.youtube.com/@thiennong689-tuvankythuatc8
📮 kythuatthiennong689@gmail.com
THIÊN NÔNG 689 TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *