CategoriesBản tin kỹ thuật

NGUYÊN NHÂN VÌ SAO CÂY SẦU RIÊNG BỊ CHẾT CÀNH VÀ KHÔ ĐỌT

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NÔNG 689

Địa chỉ:  P5.09, Lầu 5, Toà nhà Moritz, số 1014 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0785.888.689 và 0785.988.689 

 

Xin chào bà con Nấm Rhizoctonia solani vẫn còn là loại nấm gây bệnh mới trên cây sầu riêng thường bắt gặp xuất hiện trên một số khu vườn hiện nay, hậu quả mà loại nấm này gây nên là rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng cháy lá sau đó khô cành, khô đọt và dẫn đến chết cây. Hôm nay Thiên Nông 689 xin mời bà con cùng chúng tôi tìm hiểu và biện pháp phòng tránh loại bệnh này nhé!
Nấm Rhizoctonia solani và Tác động của Nó đến Cây Sầu Riêng
 + Nấm Rhizoctonia solani là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cây sầu riêng, dẫn đến tình trạng khô đọt xuất hiện trên diện rộng mà nhiều vườn mắt phải hiện nay. Đây là một loại nấm đất có khả năng tấn công nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có sầu riêng. Bệnh khô đọt do R. solani gây ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng quả.
 + Đặc điểm của Rhizoctonia solani: R. solani là một loại nấm sống ký sinh trong đất , không có bào tử, xuất hiện và phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, vườn rậm rạp, không thông thoáng, thiếu ánh nắng và độ ẩm cao. Nó thường xuất hiện dưới dạng một mạng lưới sợi nấm màu nâu đen, bám chặt vào rễ và cổ rễ của cây sau đó phát tán và lây lan. Bệnh được lây lan qua môi trường gió,nước, mưa và không khí.

 + Triệu chứng và đặc điểm nhận dạng bệnh: các dấu hiệu lúc dầu bệnh sẽ tấn công phần lá non đến lá lụa sau đó tấn công đến cả lá già. Vết bệnh nhìn như bọng nước màu đen ẩm (tựa lá bị thối ), khi bệnh nặng sẽ loan rộng thành từng lõm , từng mảng to trên lá và loan dần ra toàn bộ lá, chuyển sang màu nâu hoặc nâu đen. Rồi sau đó vết bệnh chiếm toàn diện tích lá, làm lá không còn dịp lục và tế bào để hoạt động, quang hợp. Làm cháy lá, lá rụng hàng loạt dẫn đến cành trơ trội , trụi lá. Hệ lụy làm chết khô cành từ từ và chết đọt
Theo thời gian, các cành non bắt đầu khô lại và chết đi từ ngọn xuống. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể lan rộng và gây chết cây.

 + Nguyên nhân và tác hại bệnh để lại: R. solani thường phát triển mạnh trong điều kiện đất ẩm, đều kiện thoát nước kém, phần gốc bị ẩm lâu ngày, mưa nhiều, mưa
phùn, vườn rậm rạp, không thông thoáng ở phần gốc cây (phần gốc cây bị ẩm lâu ngày). Đất ẩm nặng và việc tưới tiêu không hợp lý cũng là những yếu tố góp phần vào sự phát triển của nấm.

 + Tác hại: nếu bà con canh tác không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến khô cành chết đọt song song yếu tố đó là chết cây. Gây thiệt hại về chất lượng, năng xuất mùa vụ tốn kém chi phí chữa trị, tăng thời gian và công chăm sóc. Thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

 + Biện pháp phòng trừ: 

   – Để kiểm soát R. solani, cần áp dụng các biện pháp văn minh canh tác như :
   – Trồng cây có khoảng cách phù hợp (9m/cây) , không trồng với mật độ quá dày.
   – Thường xuyên thăm vườn, quản lý dịch bệnh, cắt tỉa cành, cành già yếu, cành bị bệnh, cành nhỏ, cành li ti, những cành không cần thiết, cành có góc lơi 45*độ , tạo tán để vườn sầu riêng luôn được thông thoáng. Thu gom rác, cành cây cắt tỉa, cành khô đem tiêu hủy để phòng trừ côn trùng và dịch bệnh gây hại không có nơi trú ngụ. Tưới một lượng nước vừa đủ, tránh tưới thừa nước làm ẩm độ cao sẽ tạo môi trường cho nhiều nấm bệnh xuất hiện.
   – Cải thiện trình trạng thoát nước tốt khi mùa mưa, không để nước ứ động trong phần gốc lâu ngày, nếu thấy nước bị ứ động trong gốc bà con có thể đào , tạo đường rảnh thoát nước từ trong góc trúc ra ngoài như mô hình chiếc nón lá hoặc mai rùa  hạn chế bón phân thừa đạm, khuyến khích bà con hạn chế lạm dụng phân hóa học.

   – Khi phát hiện bệnh xuất hiện trong vườn thì tiến hành cắt bỏ phần bị bệnh và tiêu hủy ngay ra ngoài, hệ thống béc tưới cũng là vấn đề cần được quan tâm, vị trí bec tưới, lượng nước tưới hợp lí tránh làm ẩm độ, tổn thương rễ khi canh tác. sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi lượng và một số dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cây phòng chống bệnh.

Bệnh khô đọt do R. solani gây ra là một vấn đề lớn trong canh tác sầu riêng. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ vườn luôn khỏe mạnh sẵn sàng cho một vụ mùa năng xuất cao và bội thu.
Thiên Nông 689 hy vọng với thông tin trên có thể giúp ích được bà con trong việc phòng tránh các bệnh do loại nấm này gây nên và đồng thời cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.

Xin trân trọng cảm ơn quý bà con, cô bác, anh chị đã đồng hành cùng THIÊN NÔNG 689.  

Thiên Nông 689
5/5

 Người viết     Huỳnh Mỹ Duyên                                                                         

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *